Nếu bạn không phát triển để thích ứng với sự thay đổi của thế giới... nghĩa là bạn đang bước lùi.
Và nếu bạn không chuyển mình để bắt nhịp kịp với guồng quay của cuộc sống, bắt nhịp kịp với những yêu cầu về môi trường sống, môi trường học tập, những mối quan hệ xung quanh cũng như làm chủ những quyết định quan trọng trong chính cuộc sống của bản thân... bạn sẽ bị quật ngã!
Trước khi quyết định đến với bất cứ lớp kỹ năng nào, việc tìm hiểu về kiến thức
luôn giúp bạn có một thái độ học tập tích cực chủ động hơn.
Điều này sẽ không bao giờ là thừa và luôn xứng đáng
với thời gian, chi phí mà các bạn sẽ đầu tư.
Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của lứa tuổi sinh viên là sự tự ý thức phát triển mạnh mẽ.
Thành phần quan trọng nhất để tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinh viên là năng lực tự đánh giá, thể hiện thái độ đối với bản thân. Sự tự đánh giá ấy ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động học tập tại môi trường và cuộc sống đại học.
Nhưng một điều cần lưu ý trong nhân cách của sinh viên trong giai đoạn này chính là sự tự đánh giá còn mâu thuẫn và thậm chí thiếu thực tế.
Chính từ sự so sánh thiếu thực tế và cứng nhắc này đã làm sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất thiếu lòng tin ở bản thân, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của bản thân, trong đó có hoạt động học tập.
Trong giai đoạn này, người sinh viên phải đối mặt với những khó khăn nhất định cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự thay đổi của môi trường, sự thay đổi của phương thức hoạt động… đòi hỏi người sinh viên phải giải quyết hiệu quả để có thể học tập tốt.
Kỹ năng thích ứng trong học tập
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân đều phải điều chỉnh chính mình cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống. Do vậy, kỹ năng thích ứng là vô cùng cần thiết và là một kỹ năng sống không thể thiếu với cuộc đời mỗi người nói chung và nhất là trong môi trường, điều kiện học tập mới ở bậc ĐH/CĐ của sinh viên năm 1 nói riêng.
Kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập chính là khả năng ứng biến của sinh viên vào các hoạt động học tập bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, các thao tác phù hợp để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của mục đích, nhiệm vụ học tập.
Kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập của sinh viên được thể hiện trên 3 bình diện:
- Về mặt nhận thức
Kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập của sinh viên biểu hiện trong nhận thức là:
○ Hiểu, biết, nắm vững được mục đích của từng môn học
○ Hiểu, biết, nắm vững nội dung học tập
○ Hiểu, biết, nắm vững phương pháp học tập ở Đại học
○ Nhận thức đầy đủ về các điều kiện học tập (mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, điều kiện, phương tiện học tập…)
○ Nhận thức đầy đủ về những khó khăn có và sẽ có trong hoạt động học tập
- Về mặt thái độ
○ Kỹ năng thích ứng thể hiện trên bình diện thái độ là:
○ Tích cực chủ động trong hoạt động học tập
○ Hứng thú với môn học
○ Quan tâm đến việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng – kỹ xảo
○ Nghiêm túc trong hoạt động học tập
○ Chủ động hòa nhập với các điều kiện học tập (mối quan hệ bạn bè/thầy cô, điều kiện/phương tiện học tập)
- Về mặt hành vi
Kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập biểu hiện ở hành vi là:
○ Biết vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết những tình huống cụ thể
○ Giải quyết tốt những vấn đề khó khăn nảy sinh trong hoạt động học tập (Chẳng hạn như: thiết lập các mối quan hệ với thầy cô/bạn bè/phòng đào tạo để hòa nhập và hợp tác; luôn chủ động, tích cực để thích ứng với điều kiện “chưa sẵn sàng”. Đó là: thay đổi tư duy của bản thân và có khả năng cải tạo những hoạt động học tập phù hợp hơn…)
○ Hình thành được những kỹ năng cần thiết trong học tập như: Lên kế hoạch và sắp xếp thời gian để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ học tập; hình thành được những tri thức nghề nghiệp; vận dụng linh hoạt được các phương pháp học tập ở Đại học chính là tự học, tự nghiên cứu…
“MOVE your cheese” – Di chuyển khỏi "Vùng an toàn" của mình, bạn cần:
Motivation – Hãy trả lời câu hỏi “Vì sao tôi muốn học ngành này?” “Vì sao tôi cần những mục tiêu, đích đến mới?” Hiểu rõ động lực của chính mình để chọn một hướng đi đúng đắn. Không phải "thử thách" nào cũng dễ dàng với bạn. Không phải "thử thách" nào cũng trả lời được câu hỏi “vì sao” của bạn. Một khi bạn chưa xác định rõ, bạn đừng nên vội vàng hành động.
Observation – Quan sát thật kỹ những gì diễn ra xung quanh. Chính vì sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, khả năng quan sát và sự nhạy bén sẽ giúp bạn nắm bắt xu hướng, chớp lấy cơ hội và có sự chuẩn bị cần thiết trước những thay đổi. Nếu bỏ qua những dấu hiệu quan trọng, bạn sẽ không biết được những thay đổi trong chính cuộc sống của mình, và bỏ lỡ những cơ hội mới.
Value – Hãy mang lại giá trị cho người khác trước khi đòi hỏi được trả công bằng những cơ hội mới. Chỉ khi bạn tạo ra những giá trị người khác đang cần, bạn sẽ được tưởng thưởng. Và “cơ hội” của bạn sẽ tỉ lệ thuận với giá trị bạn tạo ra.
Enthusiasm – Nhiệt huyết sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại trên con đường đi tìm những thử thách mới. Tinh thần lạc quan sẽ chính là năng lượng cho hành trình của bạn.
"Kẻ chiến thắng không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất - mà là kẻ thích nghi nhanh nhất" - Charles Darwin
○ Nhận biết được những yếu tố bị ảnh hưởng do sự thay đổi môi trường gây ra
○ Kỹ năng Xây dựng và thiết lập mối quan hệ
○ Những thói quen tích cực để rèn luyện kỹ năng thích ứng
○ Kỹ thuật điều chỉnh mình và xoay sở ứng phó để có thể thích nghi với môi trường mới nhanh chóng
○ Thay đổi tư duy của bản thân và có khả năng cải tạo những hoạt động học tập phù hợp hơn
○ Phương pháp quản lý, phân bổ thời gian và mục tiêu
○ Thích ứng với văn hóa học đường và văn hóa doanh nghiệp
Tác giả bài viết: Ý Tưởng Việt
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn