Khi bạn là người mới bắt đầu thực sự, tâm của bạn sạch sẽ và cởi mở. Bạn sẽ sẵn sàng học và xem xét tất cả các thông tin, giống như một đứa trẻ khám phá thứ gì đó lần đầu tiên. Tuy nhiên, khi bạn có kiến thức và chuyên môn ở mức nhất định, tâm của bạn khép kín. Bạn sẽ có xu hướng nghĩ, “Mình đã biết cách làm rồi” và bản thân bạn sẽ trở nên ít cởi mở với thông tin mới hơn.
> Ba giai đoạn cơ bản của Thiền
> 10 Điều bạn chưa biết hoặc chưa hiểu đúng về Thiền
> Giải mã những bí ẩn của Thiền định (Phần 1)
> Giải mã những bí ẩn của Thiền định (Phần 2)
Quan điểm chính trị và tôn giáo của bạn chủ yếu bị ảnh hưởng bởi môi trường bạn lớn lên. Những người được nuôi dưỡng trong gia đình Công giáo có xu hướng là người Công giáo. Những người được nuôi dưỡng trong gia đình Hồi giáo có xu hướng là người Hồi giáo.
Mặc dù bạn có thể không đồng thuận trong tất cả vấn đề nhưng thái độ chính trị của cha mẹ bạn sẽ có xu hướng ảnh hưởng đến việc hình thành thái độ của bạn. Cách sống và làm việc hàng ngày của bạn phần lớn là kết quả của những gì bạn đã được đào tạo, hướng dẫn. Có đôi lúc, chúng ta đều từng học cách suy nghĩ từ người khác. Đó cũng là một dạng truyền đạt kiến thức.
Tuy nhiên, liệu bạn có chắc chắn rằng những điều bạn học ban đầu là cách tốt nhất? Điều gì xảy ra nếu bạn đang chỉ học được một cách làm mà nghĩ rằng mình đã học được toàn bộ cách thức? Bạn đã xem xét tất cả các cách khác nhau chưa? Hay đơn giản chỉ là bắt chước những phương pháp đã từng tiếp xúc.
Điều này đúng với gần như bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Chẳng ai dám nói rằng cách bạn học ban đầu là cách tốt nhất. Hầu hết mọi người nghĩ mình là chuyên gia trong một lĩnh vực nhưng thực sự họ chỉ là chuyên gia trong một phong cách đặc biệt nào đó mà thôi.
Do vậy, chúng ta đã trở thành nô lệ cho những niềm tin cũ mà chẳng hề nhận ra. Chúng ta luôn áp đặt một triết lý hay chiến lược dựa trên những gì chúng ta tiếp xúc mà chẳng hề quan tâm xem đó có phải là cách làm việc tối ưu không.
Shoshin: Tâm của người mới bắt đầu
Có một khái niệm trong Thiền Phật được gọi là shoshin (sơ tâm) hay được hiểu là “tâm của người mới bắt đầu”. Shoshin đề cập đến việc buông bỏ những định kiến, có thái độ cởi mở khi nghiên cứu một chủ đề.
Khi bạn là người mới bắt đầu thực sự, tâm của bạn sạch sẽ và cởi mở. Bạn sẽ sẵn sàng học và xem xét tất cả các thông tin, giống như một đứa trẻ khám phá thứ gì đó lần đầu tiên. Tuy nhiên, khi bạn có kiến thức và chuyên môn ở mức nhất định, tâm của bạn khép kín. Bạn sẽ có xu hướng nghĩ, “Mình đã biết cách làm rồi” và bản thân bạn sẽ trở nên ít cởi mở với thông tin mới hơn.
Chính sự thành thạo cũng đem lại điều nguy hiểm. Chúng ra có xu hướng chặn các thông tin trái chiều với những gì được học trước đây và nhường đường cho những thông tin ủng hộ cách làm hiện tại. Chúng ta nghĩ chúng ta đang học tập. Nhưng trong thực tế, chúng ta lại chỉ ngồi chờ nghe thấy một cái gì đó phù hợp hay biện minh cho hành động, triết lý và kinh nghiệm hiện tại. Hầu hết mọi người không muốn thông tin mới, họ chỉ muốn xác nhận thông tin.
Vấn đề là khi bạn là một chuyên gia, bạn luôn cần phải chú tâm nhiều hơn chứ không phải ít hơn. Tại sao vậy? Bởi vì bạn đã quá quen thuộc với 98% thông tin trong một chủ đề, bạn cần lắng nghe cẩn thận để chọn xem 2% còn lại là gì.
Khi chúng ta lớn, chúng ta thường ít khi nhìn thấy điều gì đó mới mẻ. Chuyên gia thiền Shunryo Suzuki nói: “Trong tâm của người mới bắt đầu có rất nhiều phương hướng, còn trong tâm trí các chuyên gia lại có rất ít.”
Làm sao để tìm lại tâm của người bắt đầu?
Đừng cố gắng góp ý, sửa lỗi cho những người xung quanh. Rất nhiều người, đặc biệt là những người có thành tích cao luôn “tích cực” sửa lời cho những người xung quanh. Bề ngoài thì điều này giống như một điều tuyệt vời nhưng thực tế lại chẳng phải vậy.
Nếu không ngừng nói “Bạn nên thử điều này…” hay “Hãy để tôi chia sẻ điều gì đó phù hợp với tôi”, bạn sẽ giết chết suy nghĩ muốn chia sẻ ý tưởng của người khác. Cùng lúc đó, bạn chẳng thể lắng nghe người khác khi bạn còn thao thao bất tuyệt. Bởi vậy, bước 1 là bỏ đi suy nghĩ luôn luôn phải xây dựng, sửa lời, góp ý cho người khác. Thỉnh thoảng hãy chú ý dừng lại, quan sát và lắng nghe.
Đừng cố gắng chiến thắng mọi cuộc tranh luận. Nếu trong một cuộc trò chuyện, ai đó nói ra điều mà bạn không đồng tình, đừng cố gắng sửa chữa ý kiến của người khác. Bạn không cần thiết phải chứng minh rằng mình đúng, hãy cởi mở để học điều gì đó mới mẻ.
Hãy đón nhận chúng với sự tò mò: Thật thú vị làm sao. Họ có cách nhìn theo hướng hoàn toàn khác. Thậm chí rằng bạn đúng còn họ sai đi chăng nữa, điều đó cũng chẳng quan trọng. Bạn vẫn có thể hài lòng dù cho không phải là người giành chiến thắng.
Hãy nói thêm cho tôi về điều này. Bạn có thể tập thói quen tập trung tâm trí để lắng nghe một ai đó. Hãy thường xuyên nói “Hãy nói thêm cho tôi về điều này.” Chủ đề là gì chẳng quan trọng. Đơn giản là bạn chỉ cần mở lòng để hiểu được thế giới trong quan điểm của người khác ra sao.
Hãy coi mình là một thằng ngốc. Mỗi tuần, hãy nhắc nhở mình chỉ là một thằng ngốc chẳng biết gì cả. Chúng ta thật có diễm phúc khi biết điều này.
Tất cả chúng ta phải tìm hiểu thông tin từ một người nào đó và ở đâu đó, bởi vậy ta luôn có một người cố vấn hay hệ thống hướng dẫn cho suy nghĩ của chúng ra. Điều quan trọng là bạn nhận ra được ảnh hưởng này.
Chúng ta đều là kẻ ngốc. Nếu bạn biết được điều này, bạn nên loại bỏ những định kiến và tiếp cận cuộc sống với sự cởi mở với tâm thế của người mới bắt đầu.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp