Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa khóa gia đình. Hy vọng, những bí kíp nhỏ sau đây sẽ giúp nhiều người “dễ thở” hơn.
1. LÊN KẾ HOẠCH CHI TIẾT CHO TỪNG KHOẢN
Để cắt giảm chi tiêu, việc quan trọng nhất vẫn là lên kế hoạch và xếp đặt những khoản nào cần chi, những khoản nào có thể giảm bớt hoặc “cắt”. Việc ấy cũng khá đau đầu, cần bạn tỉnh táo để Dũng cảm “dẹp” những khoản chi theo thói quen.
Bạn cần đặt lên bàn cân và trả lời câu hỏi: “Nó có thực sự cần thiết?”“Không chi khoản này, thì mình có gặp hậu quả gì không?” hay “Nếu điều này không diễn ra, mình có bị ảnh hưởng lớn hay quá khó chịu không?”
Sau đó, bạn đánh giá mức độ của từng sự việc bằng cách cho điểm theo thang đo từ 1 đến 10. Nếu hậu quả hay sự ảnh hưởng quá lớn, từ 7 điểm trở lên, bạn cần chi các khoản đó; nếu từ 6 điểm trở xuống thì mạnh dạn “cắt” không chi; nếu trong khoảng 6-7 điểm sẽ xem xét lại, nếu còn tài chính.
Việc không chi tiêu tết như mọi năm sẽ mang lại cảm giác không hài lòng ở bạn, đương nhiên rồi, nhưng đôi khi là do bạn nghĩ việc cắt các khoản đó sẽ dẫn tới hậu quả tệ lắm (ví dụ như việc lì xì cha mẹ hai bên, nếu không làm, mọi người sẽ nghĩ gì về bạn…), nhưng thực tế chỉ là cảm nhận của bạn. Điều mong đợi nhất của cha mẹ không phải là khoản tiền được con cái cho nhiều hay ít mà bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian để sum vầy, đoàn tụ.
Bạn thấy đấy, việc vượt qua cảm xúc phải chu toàn mọi thứ hay đừng để ý sự đánh giá của người khác sẽ giúp ích rất nhiều.Nó không chỉ thay đổi thói quen chi tiêu chưa tốt trước đây, mà còn mở ra cho bạn một tâm thái nhẹ nhàng, bớt nặng gánh.
2. TRAO ĐỔI VỀ KẾ HOẠCH “TẾT GỌN NHẸ”
Không có kế hoạch nào hoàn hảo nếu không được sự giúp sức và ủng hộ của các thành viên gia đình. Hãy chủ động bàn bạc và trao đổi, nói rõ thực trạng hiện tại về tài chính và lý do vì sao cần cắt giảm những khoản chi.
Có thể nhờ các thành viên góp ý thêm về kế hoạch của bạn, biết đâu họ còn đưa ra nhiều giải pháp tốt hơn. Điều này tạo cơ hội cho mọi người được bày tỏ nguyện vọng với cái tết và quan trọng hơn hết vẫn là thấu hiểu, chia sẻ các trách nhiệm với gia đình. Họ sẽ không có cảm giác hụt hẫng khi bị hạn chế mua sắm hay buồn rầu, oán trách. Thực hiện việc trao đổi trước để giúp các thành viên chuẩn bị tâm thế thích ứng với “tết gọn nhẹ” mà vẫn vui.
3. TĂNG CƯỜNG “TỰ CUNG TỰ CẤP” VÀ “TRAO ĐỔI GIAO THƯƠNG”
Ngay từ bây giờ, bạn hãy tăng cường canh tác, tự cung tự cấp thực phẩm chuẩn bị cho mùa tết. Thiếu rau thì trồng rau; thiếu hoa thì trồng hoa; thiếu kẹo, thiếu bánh thì mình làm kẹo, làm bánh… Vừa có nguồn thực phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng để dùng, bạn cũng có cơ hội bán những sản phẩm tự làm ra hoặc dùng chính sản phẩm này làm quà tặng, biếu xén bà con nội ngoại hai bên.
Bạn có thể tiết kiệm khoản chi tiêu mua giỏ quà hay lì xì các bé/các cháu từ bánh kẹo bạn làm hoặc vật phẩm bạn có với tâm thế quan tâm, yêu thương. Quà tự làm thường được đón nhận nhiều hơn là những phong bao lì xì chỉ chứa tiền phải không bạn? Hãy mạnh dạn thử nghiệm, bạn có khả năng làm tốt, làm giỏi hơn những gì bạn nghĩ đấy! Hãy xem mình có thể mạnh gì và tiến hành nhé (biết đâu một nghề tay trái kiếm được tiền sẽ tạo ra cho bạn một cơ hội khởi nghiệp không chừng)!
4. TỔ CHỨC “TOUR” Ở ĐỊA PHƯƠNG
Du xuân đúng nghĩa là nơi nào có “xuân” thì mình đến. Ở địa phương nơi mình đang sinh sống cũng có rất nhiều cảnh đẹp và hoạt động vui xuân. Hãy cùng các thành viên đi picnic trong ngày. Chuẩn bị lều trại hoặc tấm trải, mang theo một số thực phẩm cần thiết và cùng nhau khám phá. Bạn có thể chọn địa điểm là công viên đầy cây xanh hay cạnh bờ suối. Hãy tưởng tượng xem, người lớn thì thảnh thơi đọc sách, pha tách cà phê; trẻ nhỏ cùng nhau đạp xe, cả gia đình cùng vui chơi, ăn uống bên nhau… thủ vị không thua kém một tour trải nghiệm sang chảnh nào.
Hãy giải phóng mình khỏi cái tết chạy ngược chạy xuôi, những bữa tiệc họp mặt hay những nghĩa vụ nặng nề. Dành thời gian để ở bên cạnh nhau, quan tâm yêu thương, cùng nhìn lại một năm cũ trôi qua và lắng nghe, trò chuyện về khát vọng, dự định cho một năm mới tốt đẹp.
Suy cho cùng, một cái tết ấm no và đủ đầy chính là nhờ không khí sum họp, sum vầy đầy đủ với những người thân yêu. Chính tình cảm, yêu thương chân thành mới tạo nên sắc vóc mùa xuân. Tiền bạc chỉ là phương tiện thực thi, ít tiền thì mình… đổi phương tiện thực hiện. Hãy thử theo các bí kíp nhỏ trên, bạn nhé!
Nguồn: Báo Phụ nữ
Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếpNếu mục tiêu của cuộc đời là sống hạnh phúc, vậy hạnh phúc là gì và bạn có chắc mình đang theo đuổi đúng không?
Chúng ta nhắc tới hạnh phúc mỗi ngày như một mục tiêu lớn nhất của cuộc sống. Nhưng liệu có...
Xem tiếp