Để làm quen với thiền, chúng ta cần tìm hiểu kỹ ba giai đoạn cơ bản sau đây của thiền:
1. Trước khi thiền
Đây là giai đoạn chuẩn bị, những điều bạn cần làm trong giai đoạn này là vệ sinh thân thể sạch sẽ, chọn mặc loại trang phục thoáng rộng để thật sự cảm thấy thoải mái và tìm một nơi thật yên tĩnh để chuẩn bị ngồi thiền. Tốt nhất là chọn không gian thiền là một gian phòng thông thoáng với ánh sáng không quá tối, cũng không quá sáng.
2. Trong khi thiền
Trước khi chính thức ngồi thiền, để giúp tâm trí thật sự thoải mái, nên nghe một bản nhạc nhẹ không lời khi đang tiến hành chuẩn bị ở giai đoạn một. Việc ngồi thiền lâu cũng có thể khiến cơ thể mệt mỏi, do đó nên chọn cách ngồi trên một miếng đệm mỏng (có thể ngồi tựa lưng vào tường nếu chưa thật sự thành thục), lưng thẳng, mặt hướng về trước nhưng hơi cúi, lưỡi chạm nhẹ vào các gốc chân răng cửa ở hàm trên, mắt nhắm hờ hoặc nhìn xuống điểm cách vị trí ngồi khoảng một mét, hai tay buông lỏng trên đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, toàn thân thư giãn tối đa. Điểm quan trọng nhất của việc ngồi thiền là phải tuyệt đối giữ tâm trí thật lắng dịu, không suy nghĩ đến bất cứ việc gì.
Thời gian ngồi thiền lâu hay mau phụ thuộc vào khả năng cũng như mức độ thành thục của từng người. Bạn không cần phải cố gắng hay nóng vội, hãy để việc ngồi thiền được diễn ra một cách tự nhiên nhất. Không ít người phải mất hàng tháng trời mới có thể làm quen được với thiền.
3. Sau khi thiền
Khi chấm dứt thiền, thay vì vội đứng dậy, nên thực hiện một vài động tác nhẹ nhàng. Đầu tiên là từ từ buông duỗi hai chân ra, sau đó xoay hông và cổ qua lại vài lần rồi massage nhẹ vùng mặt. Cuối cùng, dùng hai tay xoa bóp hai chân, kể cả lòng bàn chân, trước khi đứng dậy.
Trong nhịp sống bề bộn này, nếu biết cách mang thiền về nhà để tự mình chiêm nghiệm và tận hưởng, chắc chắn bạn sẽ thu được nhiều kết quả rất khả quan… Xuất phát từ những lợi ích trức tiếp lẫn gián tiếp mà thiền mang lại Trung tâm đào tạo Ý Tưởng Việt cho ra đời các khóa học về Thiền – Phương pháp tiếp nhận năng lượng vũ trụ nhằm mục đích giúp đỡ cộng đồng và phi lợi nhuận. Với sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S Tâm lý Ngô Minh Duy – Chuyên gia tham vấn, trị liệu tại Trung tâm đào tạo Ý Tưởng Việt và Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp