Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình trở thành người thành đạt, vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng đôi khi, vì yêu thương quá đỗi mà vô tình cha mẹ đã dần đẩy trẻ vào những ngã rẽ tiêu cực mà không hề hay biết.
• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
• Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
• Ý Tưởng Việt – Tư vấn tâm lý
1. Cha mẹ xem thường cảm xúc của trẻ
Đôi khi trẻ em cảm thấy buồn trước những lời nói vô tâm, vô tình của cha mẹ. Bởi thay vì được nhìn nhận quá trình nỗ lực, thì trẻ chỉ nhận lại được những đánh giá như “Hát dở quá”, hay “Là con trai thì không được khóc. Hoặc những mệnh lệnh ngắn ngủi: “Nín ngay”, “Không được la hét”… Những điều này khiến trẻ cảm thấy cha mẹ đã không quan tâm và tôn trọng cảm xúc của mình.
Cha mẹ nên biết rằng con người sẽ ngày càng kiên cường hơn khi họ hiểu rõ và biết kiểm soát cảm xúc của mình. Điều này rất quan trọng nhất là khi họ cần đưa ra quyết định. Những người này sẽ biết chia sẻ cảm xúc hay kìm nén sự tức giận lại. Thế nên, thay vì coi thường cảm xúc của con, cha mẹ nên lắng nghe và dạy cho con gọi đúng tên cảm xúc của mình. Từ đó, trẻ sẽ dần học được cách kiểm soát cảm xúc và lớn lên sẽ trở thành một người kiên cường.
2. Bố không dành nhiều thời gian cho con
Chúng ta biết rằng các ông bố thì luôn rất bận rộn, thường không có thời gian dành cho con. Tuy nhiên, việc thiếu vắng sự chăm sóc cũng như chơi đùa của cha ảnh hưởng đến tương lai của trẻ, vì một đứa trẻ cần sự khuyến khích cũng như học cách xây dựng tính cách cá nhân theo hình tượng là cha mình.
Những cậu bé khi trưởng thành sẽ cư xử với con như cách cha đã đối xử với chúng. Những cô bé thì gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ lãng mạn với các chàng trai. Có điều, phụ nữ thường lấy người cha làm hình mẫu để chọn chồng. Họ muốn có một gia đình hạnh phúc, nhưng những trải nghiệm thời thơ ấu khiến họ nghi ngờ: Liệu rằng có phải tất cả đàn ông trên thế giới này đều vô tâm với con?
3. Cha mẹ tạo ra những đứa trẻ luôn vâng lời
Thật không may khi cha mẹ nghĩ rằng ham muốn kiểm soát con mình là một điều rất bình thường. Bạn thường bảo con đi xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử để chúng không làm phiền đến bạn, để bạn rảnh rang, yên tĩnh làm việc của mình. Nếu chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra tình huống này thì không có vấn đề gì cả. Nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên trong gia đình bạn thì sao?
Mục tiêu của cha mẹ là cố gắng nuôi dạy con mình trở thành một người độc lập, biết tự đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu và giá trị riêng của mình. Tuy nhiên, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ kiểm soát khó có thể có được một cuộc sống độc lập bình thường, mà trẻ sẽ trở thành một “người lớn phụ thuộc”. Trẻ không hiểu mình muốn gì, và điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của trẻ.
4. Cha mẹ đòi hỏi những điều không thể ở trẻ
Trẻ em luôn tin tưởng người lớn, đặc biệt là cha mẹ của mình. Khi cha mẹ đặt kỳ vọng vào trẻ thì trẻ sẽ cố gắng hết sức để đạt kết quả tốt nhất cho cha mẹ vui lòng. Nhưng nếu trẻ thất bại, trẻ bắt đầu nghĩ rằng mình là kẻ thua cuộc và sẽ không được cha mẹ yêu thương nữa.
Vì vậy, nếu một thời gian dài sống trong sự kỳ vọng của cha mẹ, trẻ sẽ dần trở thành người luôn tập trung vào thành công. Và giả sử có sự cố gì xảy ra thì trẻ dễ trở nên buồn, thậm chí là chán nản. Những người có tính cách này cũng thường có xu hướng ngăn cản các thành viên khác trong gia đình được hạnh phúc.
5. Cha mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt trẻ
Sống trong một gia đình mà cha mẹ thường xuyên cãi nhau, lâu ngày trẻ sẽ nghĩ rằng mình thật đáng trách. Bởi trẻ không hiểu được những gì đang diễn ra và tự cho rằng bản thân mình là nguyên nhân của cuộc cãi vã.
Những đứa trẻ này khi lớn lên thường cố gắng tránh các xung đột khác nhau hoặc ngược lại, thích gây sự với người khác. Các cô gái sẽ luôn cố gắng thể hiện cho đàn ông thấy rằng họ mạnh mẽ, và những chàng trai trẻ thường lặp lại hành vi của cha họ. Mặc dù họ hiểu rằng những gì họ làm là xấu nhưng những gì thời ấu thơ đã ăn sâu trong tâm trí họ nên muốn thay đổi là điều rất khó khăn.
6. Cha mẹ không cho trẻ quyền quyết định
Cha mẹ thường cho rằng con mình còn nhỏ, có biết gì đâu mà lựa chọn. Nhưng bạn đâu biết rằng, mỗi một lần bạn lựa chọn thay con, là bạn đã vô tình tước đi một cơ hội cho con học cách sống tự lập. Trẻ em nên có quyền được lựa chọn dựa theo độ tuổi và cha mẹ chỉ nên hỗ trợ chúng.
Việc thường xuyên được cha mẹ quyết định giùm khiến trẻ gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề và chúng luôn cần một ai đó giúp đỡ chúng. Những người này cũng không thể tìm được vị trí đứng của mình trong xã hội vì họ thậm chí còn biết mình muốn gì.
7. Cha mẹ cố gắng kiểm soát mọi thứ
Đôi khi bạn quên rằng con mình đã lớn, và cứ tiếp tục kiểm soát chỉ đạo cho con nên làm cái này, nên làm cái kia. Những đứa trẻ này sẽ không thể lớn lên về mặt cảm xúc và trẻ sẽ gặp khó khăn với các mối quan hệ của mình.
Bởi trẻ sẽ tự cho mình là trung tâm của vũ trụ. Trẻ khó có thể có được mối quan hệ lành mạnh vì chúng luôn tự đưa ra quyết định và chỉ nghĩ đến bản thân mình rồi bắt người khác phải làm theo. Thái độ này chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột.
8. Cha mẹ không thể hiện cho trẻ thấy là cha mẹ yêu con
Đối với trẻ, cha mẹ là người quan trọng nhất trên thế giới. Và điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ không cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ?
Lòng tự trọng của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều và chúng không yêu chính mình. Do đó, một số người cố gắng thay đổi bản thân bằng sự trợ giúp của phẫu thuật thẩm mỹ khi trưởng thành. Ngược lại, những đứa trẻ khác sẽ cố gắng dành tất cả tình yêu của họ cho con cái của mình và biến sự chăm sóc đó thành sự kiểm soát hoàn toàn. Điều này lại khiến cho con cái họ không vui.
• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
• Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
• Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Dịch vụ Tư vấn tâm lý
• Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Tư vấn tâm lý Online
• 8 Dấu hiệu nhắc bạn nên gặp bác sĩ tâm lý
• Tư vấn tâm lý tình bạn tình yêu
• Tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình
• Tư vấn tâm lý giới tính lứa tuổi
• Tư vấn tâm lý giáo dục con cái
• Tư vấn tâm lý hướng nghiệp
• Trị liệu tâm lý
• Tư vấn tâm lý: Trẻ có biểu hiện kém về ngôn ngữ và giao tiếp
• Tư vấn tâm lý: Để tự nhiên hay uốn nắn
• Tư vấn tâm lý: Khó bảo
• Tư vấn tâm lý: Dạy con cùng hòa nhập với bạn
• Tư vấn tâm lý: Hàng xóm dạy con lạ…
• Tư vấn tâm lý: Thêu dệt…
• Tư vấn tâm lý: Dạy con tỏ thái độ trước đồng tiền
• Tư vấn tâm lý: Con không muốn có người thứ ba
• Tư vấn tâm lý: Gần ai – Giống nấy
• Tư vấn tâm lý: Thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của con
• Tư vấn tâm lý: Trẻ nhỏ xài điện thoại
• Tư vấn tâm lý: Tự kỷ hay tự trị
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp