Chị thân mến! trẻ đã biết chơi trò chơi bán hàng, trẻ biết dùng “tiền” để “mua” một thứ nào đó mình cần, trẻ biết nếu mình mua hết tiền sẽ không còn tiền để mua thứ khác. Khi mẹ cho kéo, nhiều trẻ cũng đã biết để dành ăn từ từ nếu không sẽ hết… Như vậy ngay từ 3 tuổi trẻ đã có thể hiểu được thế nào là “tiền”, “mua”, “còn”, “hết” và “ để dành”…
Để dạy bé về tiền và biết cách tiết kiệm tiền, khi mua sắm có bé đi cùng người lớn nên cho bé cùng tham gia và có thể chủ động bày tỏ quan điểm của mình cho bé nghe như “ nó mắc quá”, “ mình không đủ tiền”, “ mình sắp hết tiền rồi”, “nó nhiều tiền quá”… để bé hiểu rằng khi mua một món gì đó rất cần mình phải trao đổi ý kiến với người khác, rằng ba mẹ không có nhiều tiền để mua mọi thứ, mình phải tiết kiệm và cân nhắc khi mua một thứ gì đó.
Hãy chọn một dịp thích hợp giải thích với bé đồng tiền không tự có, ba mẹ phải đi làm cả ngày để kiếm tiền, nên chúng ta phải tiết kiệm, con cũng phải tiết kiệm, cần mua gì con phải hỏi ý kiến ba mẹ chứ không được tùy tiện, ngoài ra chị cũng nên mua cho bé một ống heo để bé học cách để dành và tiết kiệm tiền, điều này rất ý nghĩa chị à. Có thể nói với bé, nếu con biết để dành và tiết kiệm sau này con sẽ có nhều tiền hơn để giúp bé làm quen với từ “tiết kiệm”.
Khi người lớn buộc phải đưa tiền cho trẻ tự mua sắm khi trẻ có lý do chính đáng, người lớn chúng ta phải nói rõ mục đích của mình khi cho tiền và lưu ý chỉ được sử dụng trong số tiền đó và không có hơn nữa. Bên cạnh những gợi ý trên chị cưng nên thể hiện sự cứng rắn, thái độ không ủng hộ khi trẻ có những đòi hỏi không chính đáng hay trẻ cố tình làm sai lời người lớn, đấy cũng là một trong những biện pháp hữu ích giúp trẻ biết sử dụng đồng tiền đúng chổ và hiệu quả hơn.
Chúc chị thành công!
Tác giả bài viết: Ý Tưởng Việt
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn