Có thể đã có quá trình “đổi vai” một cách rất âm thầm từ sự tương tác giữa người lớn và trẻ em chị ạ! Việc chị ít quan hệ, gần gũi với cháu cho nên cháu bắt chước người gẫn gũi cháu hơn là điều đương nhiên. Thực tế cho thấy, giai đoạn một tuổi là giai đoạn mà hoạt động chủ đạo là hoạt động giao lưu cảm xúc chuyển dần sang hoạt động với đồ vật cho nên trẻ dễ nhạy cảm với những tác động từ người gần gũi trẻ. Hành động bắt chước của trẻ diễn ra do trẻ nhận thấy những hành vi của người ẵm bồng cháu một cách thường xuyên và liên tục...
Cũng khó có thể kết luận rằng sự bắt chước là tốt hay xấu một cách cảm tính nhưng chị cũng nên sắp xếp lại thời gian, công việc cùng những điều kiện khác để tác động một cách tích cực với con mình. Điều này không quá khó nhưng phải thật kiên nhẫn và khéo léo. Sự xử sự tinh tế với người giúp việc cũng là điều nên làm vì sự sâu thẳm bên trong tâm lý của cô ấy là tình thương với trẻ và sự quan tâm...
Lẽ đương nhiên, nếu cháu có những hành vi rất tốt và những thói quen tốt thì không hẳn vì vấn đề ai ảnh hưởng đến cháu nhiều hơn mà chúng ta làm cho vấn đề phải không nào? Một mặt có thể dành nhiều thời gian hơn cho cháu, trò chuyện và chơi cùng cháu sẽ là một sự đầu tư cần thiết phải không nào? Mong chị sẽ cân nhắc và tinh tế khi xử lý tình huống này.
Tác giả bài viết: Ý Tưởng Việt
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn