10 Điều bạn chưa biết hoặc chưa hiểu đúng về Thiền

10 Dieu Ban Chua Biet Hoac Chua Hieu Dung Ve Thien.jpg

1. Bạn không cần ép mình vào không gian yên tĩnh

Thiền là hướng về bản thân, tập trung vào từng hơi thở. Bạn có thể thiền khi đứng, ngồi trên ghế hay thậm chí với đôi mắt mở to lúc kẹt xe. Chẳng vấn đề gì nếu xung quanh bạn ồn ã bởi bên trong mới là điều quan trọng nhất.

“Mấu chốt là ý thức về hơi thở và những gì đang xảy ra. Dù ở bất cứ đâu, bạn vẫn có thể thả mình vào trạng thái thiền nếu ý thức được hơi thở và cảm xúc của mình” – theo Pedram Shojai.

Cụ thể hơn: Bạn không cần ngồi bắt chéo chân như tư thế hoa sen, không cần ngồi trên sàn, cũng không cần một căn phòng tĩnh lặng với nến và âm nhạc du dương. Những điều ấy tất nhiên tốt nhưng không hề bắt buộc.

2. Thiền không có nghĩa là khắc khổ, xa rời

Bạn có thể tưởng tượng trong đầu hình ảnh người tập thiền lúc nào cũng chậm rãi, bình tĩnh, mặc đồ trắng và ngồi trong một cái hang. Thật ra, bạn không cần sống khắc khổ như tổ tiên xa xưa để tập thiền. Dù thiền đã xuất hiện từ rất lâu, bạn vẫn có thể vừa thực hành vừa hòa nhập với xã hội hiện đại.

“Hãy sử dụng thiền như công cụ giúp bạn trong cuộc sống chứ không phải thứ biến bạn thành một vị hành giả trên núi”, tác giả Shojai chia sẻ.

3. Không cần phải thiền hàng giờ để tận hưởng những lợi ích

Thiền 10-20 phút mỗi ngày là đủ. Điều quan trọng là phải kiên định. Như thế, bạn sẽ tìm được cảm giác bình yên và xua tan căng thẳng.

4. Chẳng có gì sai nếu tâm trí vẫn hoạt động

Bạn có thể nghĩ mình không thể thiền vì dòng suy nghĩ trong đầu vẫn tiếp tục. Nhưng trên thực tế, thiền không ngăn cản quá trình tư duy mà giúp bạn quan sát nó.

Suy nghĩ kéo đến nhanh, mãnh liệt hay chậm rãi tùy lúc. Có những ngày bạn cảm thấy mình như anh hùng, có những ngày trái tim lại đau đớn. Dù thế nào, hãy huấn luyện bản thân để xem xét những gì đang xảy ra từ góc độ trung lập.

5. Hãy tìm cho mình phong cách thiền thích hợp nhất

Có rất nhiều kiểu thiền từ thiền chánh niệm đến thiền mantra, thiền hành. Bạn hãy thử cho đến khi tìm thấy phong cách thiền phù hợp với bản thân.

Shojai khuyên: “Có những phương pháp đã được thử nghiệm hàng nghìn năm trước và được chứng minh là có hiệu quả. Nhưng cũng có những phương pháp hiện đại tự phát sai lầm về mặt kỹ thuật”.

6. Giúp bạn bớt cô đơn

Trong thời đại công nghệ thông tin như ngày nay, chúng ta dễ dàng cảm thấy bị tách khỏi những cá nhân khác. Khi đó, ngồi yên tĩnh một mình sẽ giúp bạn cảm thấy gắn kết với con người và thiên nhiên. Thiền giúp bạn thở, suy nghĩ, cảm nhận, và suy nghĩ thêm nữa để chạm tới cảm giác thỏa mãn sâu lắng.

Như Shojai giải thích: “Khi bạn ngồi xuống và kết nối với chính bản thân, bạn sẽ kết nối được với năng lượng sự sống. Bạn nhận ra, những gì mình đang tìm kiếm ở người khác có sẵn trong bản thân. Bạn sẽ ngừng tìm kiếm ai đó để hoàn thiện mình”.

7. Thiền thay đổi quan hệ của bạn với thời gian

Thời gian là trở ngại lớn đối với hầu hết chúng ta. Bạn nhiều khi quá bận rộn để làm thêm điều gì khác. Tuy nhiên, Shojai tin, thiền có thể thay đổi mối quan hệ của bạn với thời gian theo hai cách. Thứ nhất, thiền phục hồi hệ thần kinh, cho bạn thêm năng lượng để giải quyết công việc cần làm. Thứ hai, thiền cải thiện độ tập trung, bạn sẽ sử dụng thời gian hiệu quả hơn.

“Không có đủ thời gian thực ra là không có đủ năng lượng”, Shojai nói – “Nếu tận dụng hiệu quả, thời gian sẽ trở thành đồng minh của bạn”.

8. Thiền giúp bạn làm chủ sự căng thẳng

Căng thẳng không dễ gì bị xua tan. Nhiều nghiên cứu chỉ ra thiền chánh niệm hỗ trợ bạn đối phó tốt hơn với stress trong đời sống thường nhật. Nhờ thiền, bạn sẽ giữ vững vị trí trung lập, không phán xét trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Ngoài ra, thiền có khả năng thay đổi cấu trúc não bộ. Công trình đăng tải trên tờ Psychiatry Research: Neuroimaging năm 2011 cho thấy, thiền liên tục 8 tuần làm giảm mật độ chất xám trong hạch hạnh nhân, khu vực liên kết với phản ứng căng thẳng.

9. Thiền giảm bớt xung động

Thiền thường xuyên cho phép bạn kiểm soát xung động, tác động tích cực đến cuộc sống. Thay vì bị phân tâm bởi những thứ trước mắt, ví dụ như một điếu thuốc, thực hành thiền giúp bạn cân nhắc trước những quyết định đi ngược với giá trị cốt lõi của bản thân.

10. Một khi đã nắm bắt được, thiền cho bạn cảm giác tốt đẹp

Bạn có thể cho rằng chẳng vui vẻ gì khi ngồi một mình, nhưng khi đã nắm bắt được, bạn sẽ yêu thiền. Bạn sẽ nhận ra có một khoảng không bên trong bạn thực sự hạnh phúc và hài lòng. Khoảng không tựa như hơi thở trong lành ấy là nơi thoải mái nhất thế giới và càng thường xuyên thiền, bạn càng dễ chạm đến nó bất cứ lúc nào.

> 6 Lợi ích của việc ngồi thiền cho sức khỏe đã được chứng minh
> Những trở ngại có thể gặp phải khi hành thiền
> Thiền mang lại lợi ích cả về tinh thần và thể chất

Tin Tổng hợp

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Những điều bạn cần biết về Stress

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *