Stress chỉ gây hại nếu bạn không biết gì về nó

Stress Chi Gay Hai Neu Ban Khong Biet Gi Ve No.jpg
Stress chỉ có thể có hậu quả tiêu cực nếu bạn tin rằng nó sẽ xảy ra. Thay vì lo sợ căng thẳng, hãy làm bạn với nó.

Nhà tâm lý học sức khỏe Kelly McGonigal (TED Talk: Làm sao để làm bạn với căng thẳng bạn) khám phá một kết quả nghiên cứu đáng ngạc nhiên trong buổi nói chuyện của cô: Stress chỉ có thể có hậu quả y tế tiêu cực nếu bạn tin rằng nó sẽ xảy ra. Thay vì lo sợ căng thẳng, hãy làm bạn với nó.

Hãy xem những lý do vì sao nên làm bạn với căng thẳng dưới đây

1. Căng thẳng có sự tương quan với nguy cơ tử vong thấp hơn (nếu bạn nghĩ về nó theo cách mà McGonigal gợi ý)

Trong bài nói chuyện của mình, McGonigal tham khảo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin-Madison. Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ một cuộc khảo sát năm 1998 do Trung tâm Quốc gia về thống kê y tế qua một số câu hỏi cụ thể về mức độ căng thẳng, quản lý căng thẳng và nhận thức về sự căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.

Họ sử dụng một mẫu của khoảng 29.000 người trả lời cuộc khảo sát, và sau đó nhìn vào trường hợp tử vong trong số người trả lời khảo sát trong năm 2006. Nhìn chung, họ nhận thấy rằng người trả lời báo cáo phải chịu rất nhiều căng thẳng và một nhận thức rằng căng thẳng có một tác động lớn đến sức khỏe có một tỷ lệ nguy hiểm gia tăng – có nghĩa là nguy cơ tử vong sớm tăng 43%.

Tuy nhiên, khảo sát, với những người phải chịu nhiều căng thẳng nhưng ít hoặc không có quan niệm cho rằng sức khỏe bị ảnh hưởng bởi căng thẳng lại có tỷ lệ rủi ro thấp nhất trong bất kỳ nhóm nảo tham gia khảo sát, kể cả những người không hề bị căng thẳng.

2. Căng thẳng làm tăng quá trình sản xuất tế bào thần kinh, từ đó cải thiện năng suất làm việc

Một nghiên cứu năm 2013 của Daniela Kaufer và Elizabeth Kirby tại trường Đại học California, Berkeley, cho thấy lý do tại sao một số căng thẳng có thể thúc đẩy bạn và cho phép bạn đương đầu thử thách. Họ đã thử nghiệm với những chú chuột – nhốt chúng trong lồng để tăng nồng độ hormone căng thẳng của chúng. Sự gia tăng này đã khiến cho tế bào gốc phát triển thành tế bào thần kinh mới.

Hai tuần sau, những tế bào thần kinh mới này đã cho thấy sự tiến bộ của những chú chuột trong những bài kiểm tra ghi nhớ. “Phải chịu một số căng thẳng thực ra cũng tốt cho bạn vì chúng đẩy bạn tới một mức độ tỉnh táo tối ưu và quá trình nhận thức và hành động tốt”, Kaufer giải thích. “Tôi nghĩ rằng sự căng thẳng liên tục có lẽ là thứ khiến não bộ tỉnh táo hơn, và con người sẽ hoàn thành tốt hơn khi tỉnh táo mà”.

3. Căng thẳng hỗ trợ cải thiện hệ thống miễn dịch ngắn hạn

căng thẳng ngắn hạn làm cho các tuyến thượng thận sản sinh hoóc môn về cơ bản, “kêu gọi” các tế bào miễn dịch từ nơi chúng “nghỉ ngơi” trong các cơ quan trong cơ thể và di chuyển chúng đến “chiến trận”, nơi sẽ cần chúng – thậm chí trước khi có một vết thương hoặc nhiễm trùng xảy ra.

4. Căng thẳng có thể khiến bạn hòa đồng hơn

Một nghiên cứu năm 2012 bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Freiburg cho thấy căng thẳng có thể giúp con người dễ dàng kết bạn hơn. Trong nghiên cứu này, 72 sinh viên nam được chia thành nhóm bị căng thẳng và nhóm kiểm soát được căng thẳng. Trong điều kiện căng thẳng, các thí sinh phải trải qua một thử thách tương tự những chú chuột bên trên.

Từ đó, mỗi người tham gia sẽ được ghép đôi để chơi một nhóm các trò chơi để xem sự tin tưởng, chia sẻ và chấp nhận rủi ro giữa những người chơi. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu thấy rằng học sinh trong tình trạng căng thẳng sẵn sàng hơn trong việc tin tưởng người khác và cho thấy xu hướng chia sẻ lớn hơn nhiều.

5. Căng thẳng giúp tăng cường trí tuệ

Căng thẳng ở mức độ thấp kích thích sản xuất hóa chất neurotrophins trong não và tăng cường sự kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não. Trên thực tế, điều này có thể là cơ chế chủ yếu giúp não tập thể dục để tăng năng suất và sự tập trung. Căng thẳng tâm lý ngắn hạn có thể có một hiệu ứng tốt. Thêm vào đó, nghiên cứu trên động vật đã cho thấy phản ứng của cơ thể với stress tạm thời có thể tăng điểm số của bộ nhớ.

6. Stress có thể cải thiện trí nhớ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Buffalo cho 2 nhóm chuột vào thử nghiệm mê cung, trong đó có một nhóm trước đó phải bơi 20 phút để gia tăng căng thẳng. Cuộc thử nghiệm cho thấy rằng nhóm chuột phải chịu căng thẳng rõ ràng mắc ít lỗi hơn trong việc tìm được lối ra.

Các nhà khoa học thấy rằng những chú chuột này có sự gia tăng glutamine dẫn truyền thần kinh, chất được biết đến với khả năng cải thiện trí nhớ làm việc. Thí nghiệm trên con người tại Đại học bang New Mexico cũng cho thấy sinh viên làm bài tốt hơn hẳn khi gặp căng thẳng.

7. Stress có thể giúp bạn kết nối với khả năng sáng tạo tuyệt vời của mình

Nếu có dịp được hỏi một nhà văn hay một nghệ sĩ về quá trình sáng tạo nghệ thuật của họ, bạn sẽ được nghe rằng những tác phẩm xuất sắc nhất của họ thường là kết quả của khá nhiều căng thẳng, chênh vênh, khổ sở.

Stress thường đi cùng hoặc kéo theo những bước đột phá trong sáng tạo. Nếu tâm trí bạn hoàn toàn bình thường và thoải mái, bạn sẽ không có lý do để nhìn mọi thứ khác đi.
 

Stress sau sang chấn và phương pháp can thiệp bằng tham vấn/trị liệu tâm lý
> Những điều bạn cần biết về Stress​
> Áp dụng quy tắc PERMA để cân bằng cuộc sống​
> 8 Dấu hiệu nhắc bạn nên gặp bác sĩ tâm lý

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Tin Tổng hợp

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Tin Tổng hợp

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Tin Tổng hợp

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Những điều bạn cần biết về Stress

Tin Tổng hợp

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Tin Tổng hợp

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Tin Tổng hợp

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

Tin Tổng hợp

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Tin Tổng hợp

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger