Đam mê công việc là tốt, nhưng khi niềm đam mê này biến thành căn bệnh ‘nghiện’ thì cần nhìn nhận và chữa trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đã bước chân vào vòng xoáy của một người nghiện công việc trầm trọng.
1. Hầu như không có thời gian cho gia đình
Bạn thờ ơ với các thành viên trong gia đình và mọi người thường xuyên phản ánh vần đề này với bạn? Nếu câu trả lời là có, tức bạn đang chịu một áp lực công việc rất lớn, nên phải bỏ lỡ các sự kiện gia đình và không dành thời gian cho gia đình.
2. Là người đầu tiên có mặt và là người cuối cùng rời khỏi văn phòng
Người nghiện công việc thường có tâm lý sẽ đánh bại tất cả những nhân viên khác trong “cuộc đua” đến văn phòng vào mỗi sáng vì họ không thể chờ đợi để được… làm việc. Và bởi thế cũng đừng ngạc nhiên khi họ cũng là những người cuối cùng rời khỏi phòng làm việc vào cuối ngày.
Với họ, cảm giác được làm việc liên tục, vận động tư duy hàng phút hàng giờ khiến họ quên đi thời gian rất nhanh và không còn quan tâm đến các vấn đề khác.
3. Làm việc xuyên trưa
Những người tham công tiếc việc thường thốt lên: “Ai lại có thời gian cho việc ăn uống khi ngày càng nhiều việc cần phải giải quyết?”. Với họ, bữa trưa chỉ là một ít đồ ăn để bên bàn làm việc.
4. Không công khai chứng nghiện công việc của mình
Nếu bạn chợt nhận ra mình đang lén kiểm tra thư điện tử (trên giường hay trong phòng tắm) thì đó chính là một dấu hiệu cảnh báo. Theo quan điểm của bác sỹ tâm lý Bryan Robinson, tác giả cuốn sách Chained to the Desk, công việc làm bạn tiêu hao và có thể khiến bạn mất kiểm soát.
5. Không có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Kiểm tra email trước khi đi ngủ, nhận các cuộc gọi trong bữa ăn, lên lịch trình các cuộc họp ở tất cả các giờ trong ngày, những hành động này có quen thuộc với bạn? Nếu câu trả lời là có thì bạn có thể là người của công việc. Bạn không có ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Đây thực sự là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề.
6. Sợ… rảnh
Nếu như sự bận rộn luôn khiến bạn thấy mình thật hữu ích thì sự rảnh rỗi lại khiến bạn có cảm nghĩ rằng mình là kẻ thừa thãi. Kể cả khi biết bản thân đã vận động hết công suất cho công việc và cần có thời gian để nghỉ ngơi thì trong lúc rảnh rỗi ấy, bạn vẫn lôi cái máy tính ra kiểm tra thông tin theo một thói quen cố hữu. Cảm giác được nghỉ ngơi không khiến bạn cảm thấy thư giãn mà luôn nghĩ mình là kẻ vô dụng.
7. Không bao giờ cảm thấy hài lòng
Bạn là người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Đó là ưu điểm. Tuy nhiên, sẽ là vấn đề nếu bạn không bao giờ chịu công nhận thành tích của cả bản thân lẫn đồng nghiệp hoặc cấp dưới.
8. Không thể ngủ thẳng giấc
Điều này chẳng có gì ngạc nhiên nếu bạn cứ quyết định ngủ cùng chiếc điện thoại. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại làm lệch đồng hồ sinh học và khiến bạn khó ngủ hơn. Bạn không thể có những giấc ngủ dài và sâu nữa. Các chuyên gia cho rằng việc thư giãn và không sử dụng các thiết bị điện tử giúp ngủ ngon hơn.
9. Không bao giờ có một kỳ nghỉ
Một lần nữa, bạn không thể tắt máy và tạm quên công việc. Bạn không bao giờ tắt điện thoại vào ngày nghỉ. Có thể một phần của vấn đề này là do bạn không thể bàn giao công việc cho người khác. Hãy học cách bàn giao công việc cho đồng nghiệp, như vậy bạn sẽ có thể nghỉ ngơi và thư giãn trong kỳ nghỉ của mình.
10. Sức khỏe không tốt
Tương tự như nghiện ma túy, nghiện việc cũng có những ảnh hưởng tâm lý. Chuyên gia tâm lý Robinson cho biết có nhiều mức độ nghiện việc khác nhau, trong đó người mắc phải chứng này phải đối mặt với những vấn đề như nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tiểu đường loại 2 cao hơn, hệ miễn dịch kém hơn, huyết áp cao, các vấn đề về tiêu hóa, và thường xuyên đau đầu.
11. Thích nói về công việc hơn mọi thứ trên đời
Nói chuyện với ai đó, dù bạn có né sang đề tài khác thì lát sau bạn vẫn nói về công việc của mình. Nhóm người nghiện công việc thường có xu hướng trở thành người nhàm chán nếu tách họ ra khỏi chủ đề mà họ hiểu biết.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp