Chưa bao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lại được các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đề cập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter các báo như News Week, Time… đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả những khám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởng từ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều mà trước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là những cảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành.
> Giải mã những bí ẩn của Thiền định (Phần 2)
> 10 Điều bạn chưa biết hoặc chưa hiểu đúng về Thiền
> Những điều kiện thuận lợi để hành thiền
Bản tin của Reuters dẫn tuyên bố của giáo sư Owen Flangan thuộc viện đại học Duke ở North Carolina đã tuyên bố rằng: “Bây giờ, chúng tôi có thể lập thuyết với nhiều tin tưởng rằng những bóng dáng các nhà sư có dáng dấp thanh thoát, an tịnh mà ta hay thấy ở những nơi như Dharamsala, Ấn độ, là họ thực sự hạnh phúc”.
Năm 1967, giáo sư Herbert Benson ở đại học Y Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người thiền định và thấy rằng khi ngồi thiền họ dùng lượng oxy ít hơn bình thường 17%, giảm 3 nhịp tim/phút và tăng sóng theta ở não – hệt như trạng thái trước ngủ – trong khi toàn não vẫn tỉnh táo. 7 năm sau, tiến sĩ tâm thần học Gregg Jacobs, Đại học Harvard, qua ghi sóng não đã phát hiện ra rằng những người thiền có thể sản ra rất nhiều sóng theta và có thể phong tỏa phần não trước vốn nhận và xử lý cảm giác, ngoài ra họ cũng giảm thiểu hoạt động ở phần thùy đỉnh não, nơi phụ trách các cảm giác về không gian – thời gian. Bằng cách “tắt” thùy đỉnh não, người ta có thể mất cảm giác về giới hạn và thấy vũ trụ “trở thành một”.
Cuộc nghiên cứu khác gần đây của Paul Ekman thuộc Trung tâm Y học, Viện đại học California, San Francisco, gợi ý rằng thiền định và quán chiếu có thể chế phục được nhân hạnh đào (amygdale), một vùng não lưu trữ những ký ức sợ hãi. Ekman khám phá ra rằng những thiền sư cao cấp khó bị chấn kích, bất an, hoảng hốt hay nổi giận như những người thường khác. Tuyến thượng thận, mơi tiết ra Adrrenalin, điền khiển nhịp tim trong các trường hợp sợ hãi, hoảng hốt gần như được các Thiền sư khống chế hoàn toàn. Ông tuyên bố trong một báo cáo trong tạp chí Nhà Khoa học mới (New Scientist) rằng: “Lập thuyết hữu lý nhất là có cái gì đó nơi hành thiền của Phật giáo đã dẫn đến một nguồn an lạc mà tất cả chúng ta đều mưu cầu”.
Các nhà khoa học đều tin chắc rằng Thiền định hoàn toàn có khả năng “rửa” lại não, giải tỏa các khu vực căng thẳng vì máu ở trong tình trạng ách tắc. Các trào lưu Thiền định ở Mỹ đều tin rằng Thiền định có thể chữa được được các bệnh tim mạch, stress, ung thư, thậm chí cả AISD và đã có trường hợp thay thế cho Viagra! Những điều này thật ra không phải quá cường điệu, mọi hoạt động của cơ thể, mọi bệnh tật xét ra cho cùng đều xuất phát từ bộ não. Một bộ não khỏe mạnh chắc chắn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh.
Thử lý giải những điều này trên cơ sở những điều đã biết và dựa trên các kinh sách về Thiền định trong Phật giáo chúng ta thấy: bộ não con người có 100 tỷ tế bào thần kinh. Mỗi tế bào thần kinh qua những đường dẫn truyền lại có quan hệ với 50 ngàn tế bào thần kinh khác. Điều này dễ hiểu sự hoạt động phức tạp trong việc xử lý các khối lượng thông tin khổng lồ của bộ não. Thế nhưng điều này cũng cho chúng ta hiểu câu nói mà nhà Phật hay nói: “Một niệm mà sinh thì trùng trùng duyên khởi”. Một tế bào thần kinh hoạt động, tức khắc sự lan truyền diễn ra như trong phản ứng hạt nhân! Các ý nghĩ nối tiếp ý nghĩ, sự tư duy hình thành. Các bạn hãy thử ngồi năm phút lúc rảnh rỗi và đếm xem trong chừng đó thời gian mình đã nghĩ về bao nhiêu điều! Thường là không ít hơn 10 chuyện nghĩ khác nhau!
Thật kỳ lạ, ngoài những lúc tập trung làm việc, thì ra chúng ta sử dụng bộ não rất nhiều vào những chuyện vớ vẫn không đầu không cuối một cách chẳng để làm gì .
Tuy vậy đó là điều bình thường của người khỏe mạnh. Ở người bị bệnh tâm thần thì ý nghĩ của họ có thể chỉ có một nhưng họ không thể dừng nó lại được, nó cứ phát triển một cách bùng nổ và đến mức độ nào đó thì người bệnh sống với các ý nghĩ ấy, các ý nghĩ đều trở thành thật, và chúng ta gọi họ bị bịnh điên. Những người trong trạng thái stress, cũng không dứt ra được các tình cảm mà họ rơi vào. Điều này kéo dài sẽ đưa đến những hiệu ứng tiêu cực trên toàn cơ thể. Có người thì bị tim mạch, người thì đau dạ dày, người thì mất ngủ, suy nhược thần kinh, cơ thể…
Như vậy là người khỏe mạnh bình thường đều đã biết rằng các ý nghĩ là không có thật và không nên theo. Chúng ta đều biết dừng lại sau khi “chạy” theo nó một đoạn. Điều này tuy bình thường nhưng các thiền sư thì bảo đó là vọng tưởng. Cách gọi này không phải là không có lý ở góc độ vô bổ, vô nghĩa. Các phương pháp thiền định đều tìm cách chặn các niệm không cho nó khởi lên ngay từ gốc. Có phương pháp thì hướng sự tập trung suy nghĩ vào chuyện khác như đếm hơi thở, theo dõi cơ thể trên từng centimét vuông một, hoặc theo dõi một cách khách quan suy nghĩ của mình không lơi lỏng, nghĩ cái gì là biết mình đang nghĩ cái đó; có phương pháp thì tập trung suy nghĩ vào một công án, tức một câu hỏi gần như không có lời đáp, ví dụ khuôn mặt ta khi cha mẹ chưa sinh ra là gì; có phương pháp thì tập trung vào chuyện ngồi và biết mình đang ngồi, có phương pháp như của Thầy Nhất Hạnh ở Pháp thì luôn nhẩm “Hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười”; có phương pháp như của thầy Thanh Từ ở chùa Trúc Lâm Đà Lạt thì “Biết vọng không theo”, gọi tắt là Tri vọng; có phương pháp thì niệm chú hoặc nhún nhảy nhẹ nhàng theo một vũ điệu nào đó… Tất thảy đều một mục đích làm sự hoạt động của bộ não con người lắng xuống, yên tĩnh lại, dần dần đạt đến sự rỗng không.
(Còn tiếp)
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp