Khi cảm thấy bị đe dọa, cơ thể sẽ sản xuất hormone: adrenaline và cortisol, lúc đó nhịp tim sẽ tăng lên. Một khi cuộc khủng hoảng trôi qua, cơ thể sẽ quay lại trạng thái bình thường.
Thực ra cơ chế này không phù hợp với những căng thẳng kéo dài. Cortisol có tác dụng giúp cơ thể đối phó với vấn đề nguy cấp ngay lập tức. Tuy nhiên, khi cortisol sản sinh ra quá nhiều và thường xuyên sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm và về lâu dài sẽ có những ảnh hưởng nhất định trên cơ thể, cụ thể là:
Khả năng suy luận
Tiếp xúc lâu dài với cortisol có tác động tiêu cực đến kỹ năng lý luận và trí nhớ. Thí nghiệm trên chuột cho thấy các tế bào não tiếp xúc với nồng độ cao của cortisol thường xuyên sẽ gây ra sự mất tập trung và khả năng xử lý vấn đề.
Huyết áp
Các gene liên quan đến sự thu hẹp các mạch máu bị ảnh hưởng bởi cortisol. Việc cortisol được cung cấp liên tục càng khiến các mạch máu thu hẹp, từ đó dẫn đến huyết áp bắt đầu tăng và những rủi ro sức khỏe liên quan tới huyết áp cao, đặc biệt là bệnh tim và đột quỵ có cơ hội bùng phát.
Nghiến răng
Nghiến răng cũng được biết đến có liên quan đến căng thẳng. Các nha sĩ tại Mỹ vừa có một báo cáo về sự gia tăng 20% các trường hợp nghiến răng có liên quan đến việc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Trầm cảm
Người bị trầm cảm nghiêm trọng cũng có nồng độ cortisol rất cao. Cortisol duy trì ở mức độ cao ngăn chặn khả năng dẫn truyền thần kinh trong não.
Chế độ ăn uống
Căng thẳng lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và đã có một số bằng chứng cho thấy nồng độ cortisol cao dễ dẫn đến béo phì.
Nhiễm trùng
Khi căng thẳng kéo dài, hệ thống miễn dịch tất yếu sẽ bị ảnh hưởng do cortisol sản xuất liên tục. Điều này dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Dù căng thẳng được kiểm soát sau đó, nhưng nhiễm trùng vẫn có thể tấn công vào cơ thể bất cứ lúc nào.
Bệnh tật
Liên quan đến các ảnh hưởng lâu dài của căng thẳng lên hệ thống miễn dịch, có bằng chứng cho thấy một số bệnh về gan, lympho và bệnh ung thư có cơ hội phát triển một khi hệ thống miễn dịch suy yếu.
> Những điều bạn cần biết về Stress
> 7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
> Những cảm xúc của chúng ta ảnh hướng tới phần nào trong cơ thể?
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp