Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lưỡng cực II theo DSM-5 (Bipolar II Disorder – F31.81)

Tieu Chuan Chan Doan Roi Loan Luong Cuc Ii Theo Dsm 5 Bipolar Ii Disorder F31.81.png
Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lưỡng cực II theo DSM-5 (Bipolar II Disorder – F31.81)

Để chẩn đoán Rối loạn lưỡng cực II theo DSM-5 (Bipolar II Disorder – F31.81), điều kiện cần thiết là hiện tại (hoặc tiền sử) có một giai đoạn hưng cảm nhẹ và là hiện tại (hoặc tiền sử) có một giai đoạn trầm cảm.

 

Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
• Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu
Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
Chương trình Chăm sóc sức khỏe tinh thần: GIẢI MÃ TÂM LÝ – Kết nối tâm hồn

 

Giai đoạn hưng cảm nhẹ

A. Một thời kỳ bất thường rõ rệt với khí sắc gia tăng, dễ chan hòa hay dễ cáu gắt một cách bất thường và dai dẳng, gia tăng hoạt động có mục đích hoặc gia tăng năng lượng kéo dài ít nhất 4 ngày, xuất hiện với phần lớn thời gian trong ngày và hầu như mỗi ngày.

B. Trong suốt giai đoạn khí sắc rối loạn và gia tăng năng lượng hoặc hoạt động có ít nhất 3 (hoặc nhiều hơn) những triệu chứng sau (4 nếu khí sắc chỉ là dễ bực tức) đã tồn tại với một mức độ đáng kể và thay đổi nhiều so với hành vi trước đó.

1. Tự đánh giá cao bản thân hay ý tưởng tự cao.
2. Giảm nhu cầu ngủ (ví dụ: cảm thấy khỏe chỉ sau 3 giờ ngủ).
3. Nói nhiều hơn thường ngày hoặc bị thôi thúc nói liên tục
4. Tư duy phi tán hoặc cảm thấy các ý nghĩ xuất hiện dồn dập liên tục.
5. Đãng trí (sự chú ý dễ dàng bị lôi cuốn bởi những kích thích bên ngoài không quan trọng và không liên quan) được khai báo bởi bệnh nhân hoặc được quan sát.
6. Gia tăng hoạt động có mục đích (như hoạt động xã hội, làm việc hoặc học tập, hoặc tình dục) hoặc kích động tâm thần vận động.
7. Tham gia quá nhiều vào các hoạt động mang lại sự thích thú nhưng có nhiều tiềm năng mang lại hậu quả tai hại (tiêu tiền không suy nghĩ, quan hệ tình dục bừa bãi, hoặc đầu tư thương mại không hợp lý.

C. Giai đoạn này không làm thay đổi một cách rõ ràng các chức năng của bệnh nhân so với giai đoạn trước đó.

D. Rối loạn khí sắc và sự thay đổi trong hoạt động được nhận thấy rõ rệt bởi những người khác.

E. Giai đoạn này không đủ nặng để gây ra những biến đổi rõ rệt trong chức năng hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp hoặc phải cần thiết nhập viện. Nếu có những nét của loạn thần, thì giai đoạn này sẽ là giai đoạn hưng cảm.

F. Các triệu chứng không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (chất gây nghiện, thuốc, những điều trị khác hoặc do một bệnh cơ thể khác gây nên).

Chú ý: Một giai đoạn hưng cảm đầy đủ có thể xuất hiện trong suốt thời gian điều trị bằng thuốc chống trầm cảm (ví dụ: thuốc, liệu pháp sốc điện) nhưng vẫn còn đầy đủ các triệu chứng của rối loạn này ngoài tác dụng sinh lý của tiến trình điều trị là đủ bằng chứng cho một giai đoạn hưng cảm nhẹ. Tuy nhiên, cần thận trọng với 1 hoặc 2 triệu chứng (dễ cáu gắt, bực bội hoặc dễ bị kích động khi sử dụng thuốc chống trầm cảm) thì không đủ điều kiện để chẩn đoán là hưng cảm nhẹ, cũng không được xác định là Rối loạn lưỡng cực.

Giai đoạn trầm cảm

A. Ít nhất 5 trong những triệu chứng sau, xuất hiện cùng lúc, kéo dài 2 tuần làm thay đổi so với hoạt động trước đó; ít nhất một trong các triệu chứng phải là: (1) khí sắc trầm cảm, (2) mất hứng thú hoặc mất vui.

Ghi chú: các triệu chứng này không phải do một bệnh khác gây nên.

(1) Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày, hầu như mỗi ngày được khai báo bởi bệnh nhân (ví dụ: cảm thấy buồn hay trống rỗng, tuyệt vọng) hoặc thông quan quan sát của người khác (ví dụ: khóc). Chú ý: ở trẻ em và thành thiếu niên có thể biểu lộ việc dễ bực tức.
(2) Giảm sút rõ về thích thú hoặc thú vui trong tất cả, hầu như tất cả các hoạt động hầu như suốt ngày, gần như mỗi ngày (được nhận thấy bởi bệnh nhân hoặc thông qua quan sát của người khác)
(3) Giảm cân đáng kể không phải do ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ: thay đổi trọng lượng cơ thể quá 5% trong 1 tháng) hoặc tăng hay giảm cảm giác ngon miệng gần như mỗi ngày. Ghi chú: ở trẻ em có thể không đạt mức tăng cân như dự đoán.
(4) Mất ngủ hay ngủ nhiều hầu như mỗi ngày.
(5) Kích động hay chậm chạp tâm thần vận động hầu như mỗi ngày (được nhận thấy bởi người khác chứ không phải chỉ là cảm giác của bệnh nhân về việc bứt rứt hoặc chậm chạp bên trong cơ thể).
(6) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như mỗi ngày.
(7) Cảm giác bị mất giá trị hoặc cảm giác tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp (có thể đạt đến mức hoang tưởng) hầu như mỗi ngày (không chỉ là việc tự trách móc hoặc có cảm giác tội lỗi do bị bệnh).
(8) Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung chú ý hoặc thiếu quyết đoán hầu như mỗi ngày (do bệnh nhân khai báo hoặc được quan sát bởi người khác).
(9) Ý nghĩ về cái chết tái diễn (không chỉ là sợ chết), các ý tưởng tự tử tái diễn nhưng không có kế hoạch tự tử, hoặc có mưu toan tự tử hoặc có kế hoạch tự tử cụ thể.

B. Các triệu chứng này gây ra sự đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng hoặc làm biến đổi hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.

C. Các triệu chứng không phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc do một bệnh khác gây nên.

Chú ý: Tiêu chuẩn A-C đại diện cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu.

Chú ý: Phản ứng trước những mất mác lớn (ví dụ: mất người thân, bị phá sản, tổn thất do thiên tai, bệnh nan y hoặc tàn tật cũng có thể xuất hiện cảm giác buồn dữ dội, trầm tư, mất ngủ, mất cảm giác ngon miệng, giảm cân như mô tả theo tiêu chuẩn A, tình trạng này cũng giống như một giai đoạn trầm cảm. Tuy nhiên, các triệu chứng trên và một giai đoạn trầm cảm là những phản ứng tự nhiên của con người trước những mất mác lớn cần được xem xét cẩn thận. Vì thế, cần phải đưa ra các đánh giá lâm sàng dựa trên tiểu sử cá nhân và những đặc điểm về văn hóa trong việc thể hiện sự buồn bã trước những mất mác.

Rối loạn lưỡng cực II:

A. Tiêu chuẩn để chẩn đoán là phải xuất hiện tối thiểu một giai đoạn hưng cảm (Theo tiêu chí từ A-F của giai đoạn hưng cảm đã đề cập ở trên và tối thiểu là một giai đoạn trầm cảm (Theo tiêu chí A-C của giai đoạn trầm cảm đã đề cập ở trên).

B. Chưa bao giờ có giai đoạn hưng cảm.

C. Các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm không đáp ứng tiêu chí chẩn đoán của Rối loạn cảm xúc phân liệt, Tâm thần phân liệt, Rối loạn dạng phân liệt, Rối loạn hoang tưởng hoặc những rối loạn đặc hiệu và không đặc hiệu của Hội chứng Tâm thần phân liệt và những Rối loạn loạn thần khác.

D. Các triệu chứng của trầm cảm hoặc không thể dự đoán được vì có sự thay đổi luân phiên giữa giai đoạn trầm cảm và hưng cảm nhẹ gây đau khổ đáng kể về lâm sàng hoặc sự biến đổi trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.

Mã hóa và cách ghi mã số:

Rối loạn lưỡng cực II chỉ dùng một mã số 296.89 (F31.81). Tình trạng của rối loạn đối với hiện tại với mức độ nghiêm trọng, với những nét của loạn thần, những đặc trưng khác không được mã hóa nhưng có thể xác định và ghi lại (ví dụ: 296.89 [F31.81], Rối loạn lưỡng cực II, giai đoạn trầm cảm hiện tại, mức độ trung bình, với các đặc trưng hỗn hợp; 296.89 [F31.81], Rối loạn lưỡng cực II, giai đoạn trầm cảm gần đây nhất, đã thuyên giảm một phần).

Ghi rõ giai đoạn hiện tại hoặc gần đây nhất:

–    Trầm cảm
–    Hưng cảm

 

• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online

Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Dịch vụ Tư vấn tâm lý
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Tư vấn tâm lý Online
8 Dấu hiệu nhắc bạn nên gặp bác sĩ tâm lý

Dịch vụ tư vấn tâm lý ngoài giờ
• Dịch vụ tư vấn tâm lý online
• Dịch vụ tư vấn tâm lý gián tiếp
• Dịch vụ tư vấn tâm lý trực tiếp

• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn phân liệt cảm xúc theo DSM-5 (Schizoaffective Disorder)
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lo âu xã hội ám ảnh sợ xã hội theo DSM-5 (Social Anxiety Disordersocial Phobia – F40.10)
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn làm thương tổn da theo DSM-5 (Excoriationskin-Picking Disorder)
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn dạng phân liệt theo DSM-5 (Schizophreniforme Disorder)
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh cưỡng chế theo DSM-5 (Obsessive-Compulsive Disorder)
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn sợ biến dạng cơ thể theo DSM-5 (Body Dysmorphic Disorder – F45.22)
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lưỡng cực II theo DSM-5 (Bipolar II Disorder – F31.81)
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn hoang tưởng theo DSM-5 (Delusional Disorder – 297.1 – F22)
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống theo DSM-5 (Agoraphobia – F40.00)
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn tích trữ theo DSM-5 (Hoarding Disorder- F42)
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn nhổ tóc theo DSM-5 (Hair-Pulling Disorder – F63.2)

</p

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Toạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh

Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...

Xem tiếp

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”

Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...

Xem tiếp

Chuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”

Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...

Xem tiếp

Tư vấn tâm lý

Bác sĩ tâm lý Online 2024

Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...

Xem tiếp

Tư vấn tâm lý

Dịch vụ Tư vấn tâm lý 2024

Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....

1 Comment

Xem tiếp

Chuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Dự án tư vấn tâm lý học đường quận Tân Phú | Ra mắt phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Chuyên đề “Sức khoẻ tinh thần – Nhận diện và giải pháp”

Vừa qua, nhà Ý Tưởng Việt rất vui được giới thiệu một “người bạn” mới trong chặng đường chăm sóc...

Xem tiếp

Chuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm: Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”

Nhằm giúp các bạn học sinh làm quen, kết thân với “người bạn đặc biệt” này, sáng hôm nay, nhà...

Xem tiếp

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Lễ ra mắt Phòng Tâm lý học đường thuộc dự án Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm

Năm học này, Trường TH Đoàn Thị Điểm kết hợp cùng Chi hội Tâm lý học Trường học Ý Tưởng...

Xem tiếp

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Dự án “Phát triển Tâm lý học đường” quận 3: Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Colette, khám phá các liệu pháp đa dạng trong hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý học đường

Hôm nay, hãy để Ý Tưởng Việt đưa bạn ghé thăm Trường THCS Colette và khám phá các liệu pháp...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *