Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn hoang tưởng theo DSM-5 (Delusional Disorder – 297.1 – F22)

Tieu Chuan Chan Doan Roi Loan Hoang Tuong Theo Dsm 5 Delusional Disorder 297.1 F22.png
Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn hoang tưởng theo DSM-5 (Delusional Disorder – 297.1 – F22)

Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn hoang tưởng theo DSM-5 (Delusional Disorder – 297.1 – F22)

 

Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
• Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu
Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
Chương trình Chăm sóc sức khỏe tinh thần: GIẢI MÃ TÂM LÝ – Kết nối tâm hồn

 

A. Có 1 (hoặc nhiều hơn) ý nghĩ hoang tưởng kéo dài 1 tháng (hoặc dài hơn).

B. Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn A của Tâm thần phân liệt. Chú ý: Các ảo giác nếu có thì không nổi bật và có liên quan đến nội dung hoang tưởng (Ví dụ: Ảo giác bị nhiễm côn trùng có liên quan đến hoang tưởng bị hại).

C. Ngoài các tác động của những ý nghĩ hoang tưởng hay các phân nhóm của nó không ghi nhận sự biến đổi rõ ràng trong các chức năng, cũng như không thấy sự lạ lùng hay kỳ dị rõ rệt của hành vi, tác phong.

D. Nếu có một giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm xuất hiện trước đó, thì tổng thời gian xuất hiện của chúng phải ngắn hơn so với thời gian xuất hiện của các ý nghĩ hoang tưởng.

E. Rối loạn này không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ: chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc do tình trạng của các bệnh cơ thể khác và không đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn tâm thần khác như Rối loạn sợ biến dạng cơ thể hoặc Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Các thể của hoang tưởng:

– Thể được yêu: Các ý nghĩ hoang tưởng với nội dung là có một người nào đó đang yêu họ.
– 
Thể tự cao: Các ý nghĩ hoang tưởng với nội dung là phóng đại về một số tài năng lớn, hoặc sự hiểu biết của bản thân hoặc đã thực hiện những khám quá quan trọng (nhưng không được công nhận).
 Thể ghen tuông: Các ý nghĩ hoang tưởng với nội dung là vợ hoặc chồng hoặc người yêu của bệnh nhân không chung thủy với họ.
–  
Thể bị hại: Các ý nghĩ hoang tưởng với nội dung là có người đối xử không tốt với bệnh nhân như: đang âm mưu chống lại bệnh nhân, theo dõi bệnh nhân, cho người theo dõi bệnh nhân, đầu độc hoặc đánh thuốc mê bệnh nhân; bôi xấu, sách nhiễu, cản trở bệnh nhân thực hiện các mục tiêu dài hạn của họ.
–  
Thể cơ thể: Các ý nghĩ hoang tưởng với nội dung là bệnh nhân bị một khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc bị một bệnh về cơ thể.
–  
Thể hỗn hợp: Bệnh nhân có các ý nghĩ hoang tưởng thuộc nhiều thể nhưng không có nội dung hoang tưởng nào trong các nội dung trên chiếm ưu thế.
–  
Thể không đặc hiệu: Bệnh nhân có những ý nghĩ hoang tưởng chi phối nhưng không thể xác định rõ ràng thuộc thể nào hoặc không được xếp vào những loại nêu trên. 

 

• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
• Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu
• Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online

• Dịch vụ tư vấn tâm lý ngoài giờ
• Dịch vụ tư vấn tâm lý online
• Dịch vụ tư vấn tâm lý gián tiếp
• Dịch vụ tư vấn tâm lý trực tiếp

• Chương trình Chăm sóc sức khỏe tinh thần: GIẢI MÃ TÂM LÝ – Kết nối tâm hồn
• Giải mã tâm lý Số 1: Rối loạn lo âu và những điều cần biết
• Giải mã tâm lý Số 2: Vượt qua Rối loạn lo âu (Phần 1)
• Giải mã tâm lý Số 3: Vượt qua Rối loạn lo âu (Phần 2)

• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn phân liệt cảm xúc theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lo âu xã hội ám ảnh sợ xã hội theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn làm thương tổn da theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn dạng phân liệt theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh cưỡng chế theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn sợ biến dạng cơ thể theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lưỡng cực II theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn hoang tưởng theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn tích trữ theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn nhổ tóc theo DSM-5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *