5. Cách thức tham vấn tâm lý cho thân chủ có Stress sau sang chấn
Tham vấn tâm lý cho những thân chủ có Stress sau sang chấn (PTSD) cũng tiến hành tương tự như một ca tham vấn thông thường. Tuy nhiên, kiểu tham vấn này cũng có những đặc trưng riêng. Trong quá trình tham vấn tâm lý, nhà tham vấn cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
Hỏi, hỏi và hỏi thật nhiều về sự kiện gây ra sang chấn: Điều này giúp cho thân chủ bộc lộ được cảm xúc của họ đã dồn nén bấy lâu nay. Cần tập trung chính vào cảm xúc của thân chủ, họ đã cảm thấy thế nào, họ đã phản ứng ra sao… Làm tốt vấn đề này sẽ thuyên giảm rất nhiều triệu chứng và tiến trình tham vấn sẽ thuận lợi rất nhiều.
Lắng nghe và đưa ra những đáp ứng và những phản hồi thích hợp: Lắng nghe là một kỹ năng cự kỳ quan trọng trong bất kỳ loại hình tham vấn nào. Giúp thân chủ nhận biết sự việc xảy ra là tất yếu và tất cả mọi người đều phải trải qua nó trong đời và bạn sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ họ vượt qua khó khăn này.
Tìm hiểu kỹ tiểu sử gia đình: Đây là một bước cực kỳ quan trọng trong tiến trình làm tham vấn cho những thân chủ loại này. Không phải tất cả mọi người đứng trước một sự kiện gây ra sang chấn đều gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề. Những thân chủ không thể vượt qua vấn đề thường có căn nguyên từ trong quá khứ. Nghĩa là trước đây họ đã trải qua tình trạng này một lần rồi và lần đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến họ. Trong Tâm lý trị liệu gọi đấy là “Vết thương thứ nhất hay tổn thương đầu tiên”. Vết thương đầu tiên này thường xảy ra ở thời thơ ấu của thân chủ. Nhiệm vụ của tham vấn viên là tìm hiểu căn nguyên sâu xa của vấn đề hay nói cách khác là phải đi tìm cho được vết thương thứ nhất của thân chủ và giúp thân chủ nhận ra rằng trước đây họ đã trải qua một sang chấn tương tự.
Giúp thân chủ nhận biết diễn biến cảm xúc của bản thân khi trải qua sang chấn và nhận diện giai đoạn mắc kẹt: Như đã trình bày ở trên, thông thường với loại thân chủ này sẽ trải qua 5 giai đoạn. Tham vấn viên phải giúp thân chủ nhận diện cảm xúc của từng giai đoạn mà họ đã trải qua và họ đang mắc kẹt ở giai đoạn nào. Việc xác định giai đoạn mắc kẹt đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược can thiệp của nhà tham vấn. Sau khi xác định một cách chínhxác giai đoạn mắc kẹt hãy giúp thân chủ hoàn tất giai đoạn đó để đến với giai đoạn cuối cùng của chu kỳ.
Sử dụng thật tốt hệ thống hỗ trợ của thân chủ: Hệ thống hỗ trợ ở đây có thể là bạn bè, gia đình và người thân, đặc biệt là những người cùng chứng kiến hay cùng cùng trải qua sang chấn nhưng họ không bị ảnh hưởng lớn như thân chủ. Tham vấn viên có thể mời những người đó làm liệu pháp nhóm (Group Therapy) để thân chủ có thể nhận ra và học hỏi được những bài học kinh nghiệm và những kỹ năng ứng phó từ người khác cùng trải qua sang chấn đó.
Hướng dẫn thân chủ cách bộc lộ cảm xúc bằng kỹ thuật “I Statement”: Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng thân chủ loại này cảm thấy khó khăn khi giải quyết vấn đề là sự dồn nén về cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc giận dữ. Tham vấn viên phải giúp thân chủ bộc lộ cảm xúc một cách an toàn sao cho không ảnh hưởng, không làm tổn thương người khác mà cũng không để người khác làm tổn thương đến thân chủ. Kỹ thuật “I Statement” có thể làm được điều đó. Nội dung cốt lõi của phương pháp này là bày tỏ cảm xúc bằng câu “Tôi cảm thấy…”, chú trọng đến cảm xúc và không bình phẩm, không chê bai, không chỉ trích, không đánh giá đối phương, điều này có thể làm triệt tiêu sự phòng vệ của đối phương. Tham vấn viên phải từng bước, từng bước giúp thân chủ thực hiện kỹ thuật này. Đầu tiên, tham vấn viên có thể lấy ví dụ minh hoạ kỹ thuật này cho thân chủ hiểu rõ, tiếp theo tham vấn viên hãy sắm vai (Role Play) cùng thân chủ, cho thân chủ về nhà thực hành trước gương nhiều lần đến khi nào thành thạo hãy áp dụng rộng rãi kỹ thuật này trong đời sống để tạo ra những thay đổi tích cực.
Tư vấn tâm lý
Dự án phát triển tâm lý học đường quận 3 cùng công trình “Phòng tư vấn học đường trực tiếp và trực tuyến” vinh dự đạt giải 3 – Giải thưởng sáng tạo TPHCM lần 3 năm 2023
Vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2022 - 2023, TRIỂN...
Xem tiếpTư vấn tâm lý
Say “hi” phòng Tâm lý học đường trường THCS Nguyễn Huệ – Một buổi tư vấn tâm lý học đường sẽ diễn ra như thế nào?
Dù đã nghe nhiều về Phòng Tâm lý học đường nhưng bạn vẫn cảm thấy lo lắng, “ngài ngại” vì...
Xem tiếpTư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Trường bạn đã có Phòng Tâm lý học đường chưa? Trường THCS Tùng Thiện Vương tụi mình đã có rồi nè!
Lần trước, tụi mình đã cùng nhau ghé thăm Phòng Tâm lý học đường của Trường THCS Tôn Thất Tùng...
Xem tiếpTư vấn tâm lý
Chào đón đoàn Quản lý Giáo dục Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đến tham quan mô hình tư vấn tâm lý học đường, học tập kinh nghiệm công tác giáo dục tại TPHCM
Nhằm mang đến những kinh nghiệm quý giá, nâng cao vai trò, sự phối hợp hiệu quả giữa đội ngũ...
Xem tiếpTư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Cùng tụi mình ghé thăm phòng TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG trường THCS Tôn Thất Tùng
Năm học 2022-2023 này, nhà Ý TƯỞNG VIỆT phối hợp cùng các Trường trung học trên địa bàn TP.HCM triển...
Xem tiếpTư vấn tâm lý
Dịch vụ Tư vấn tâm lý 2023
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....
1 Comment
Xem tiếpTư vấn tâm lý
Bác sĩ tâm lý Online 2023
Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...
Xem tiếpTư vấn tâm lý
Khép lại Tọa đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe tinh thần học sinh” với những hình ảnh thật đẹp và đáng nhớ
Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" của chúng ta đã...
Xem tiếpTư vấn tâm lý
Tăng cường triển khai hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có văn bản số 4252/BGDĐT-GDCTHSSV gửi ủy ban nhân dân các tỉnh,...
Xem tiếp