Stress sau sang chấn và phương pháp can thiệp bằng tham vấn/trị liệu tâm lý (Phần 1)

Stress Sau Sang Chan.jpg
Bạn đang sống vui vẻ và hạnh phúc, đột nhiên một ngày nọ bạn chứng kiến người yêu của bạn tay trong tay với người khác và nói lời chia tay với bạn, hay bạn nhận được tin/chứng kiến người bạn thân nhất/người mình thương yêu nhất đã mất sau một tai nạn, hoặc bạn sống sót sau một vụ bắt cóc, tai nạn máy bay, sóng thần, lũ lụt…
Bạn cảm thấy sốc và không thể tin vào mắt/tai mình khi nghe hoặc chứng kiến những điều trên…Chúng có thể gây ra một sang chấn về mặt tâm lý hay còn gọi là tình trạng Stress sau sang chấn (Post Traumatic Stress Disorder).

1. Stress sau sang chấn là gì?

Bạn đang sống vui vẻ và hạnh phúc, đột nhiên một ngày nọ bạn chứng kiến người yêu của bạn tay trong tay với người khác và nói lời chia tay với bạn, hay bạn nhận được tin/chứng kiến người bạn thân nhất/người mình thương yêu nhất đã mất sau một tai nạn, hoặc bạn sống sót sau một vụ bắt cóc, tai nạn máy bay, sóng thần, lũ lụt…

Bạn cảm thấy sốc và không thể tin vào mắt/tai mình khi nghe hoặc chứng kiến những điều trên…Chúng có thể gây ra một sang chấn về mặt tâm lý hay còn gọi là tình trạng Stress sau sang chấn (Post Traumatic Stress Disorder).

Vậy Stress sau sang chấn là gì?

Stress sau sang chấn (PTSD) là những phản ứng về tâm sinh lý của bản thân sau một biến cố hay một sự kiện gây tổn thương mà chủ thể đã sống qua hoặc đã chứng kiến sự kiện đó dẫn đến những thay đổi về cảm xúc, hành vi cũng như biến đổi về hoạt động xã hội, nghề nghiệp của chủ thể.

2. Những dấu hiệu/triệu chứng cho thấy bạn đang trải qua Stress sau sang chấn

Về mặt cơ thể:

Bạn có thể bị buồn nôn hoặc tiêu chảy, hơi thở nông, thỉnh thoảng có những cơn co giật/ rùng mình, chóng mặt/ ngất xỉu, ớn lạnh/ đổ mồ hôi, dễ bị giật mình, bồn chồn, mệt mỏi, thay đổi cảm giác ngon miệng, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, thấy ác mộng, nhức đầu, hay nghiến răng trong khi ngủ và cảm thấy mình vụng về, lóng ngóng.

Về cảm xúc:

Những cảm xúc nổi trội: Sợ hãi, lo lắng, hoang mang, trầm, buồn, đau khổ, cảm thấy bất lực, tuyệt vọng hay bơ vơ, cảm thấy đờ đẫn, hay cáu kỉnh, giận giữ, bực bội vô cớ, cảm thấy mình có lỗi với người đã mất (mặc cảm sống sót), bị ám ảnh bởi những hình ảnh về sự kiện gây tổn thương, phủ nhận/không chấp nhận sự thật, cảm xúc không phù hợp và cảm thấy mình không đủ sức để vượt qua tình trạng đó.

Suy nghĩ & nhận thức:

Khó tập trung và khó khăn khi phải ra những quyết định, thiếu quyết đoán, giảm sút về trí nhớ, tâm trí choáng ngợp về sự kiện gây tổn thương, hay hồi tưởng và quá nhạy cảm.

Hành vi:

Chủ thể thường rút lui về mặt xã hội, im lặng, cảnh giác quá mức, dè dặt, hay nghi ngờ, cảm xúc bộc phát không kiềm chế được, tránh những suy nghĩ, những cảm xúc hay những tình huống có liên quan đến sự kiện gây tổn thương, thay đổi trong hoạt động giao tiếp, tình dục và có thể gia tăng việc sử dụng rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
 

> Stress sau sang chấn và phương pháp can thiệp bằng tham vấn/trị liệu tâm lý (Phần 2)
> Stress sau sang chấn và phương pháp can thiệp bằng tham vấn/trị liệu tâm lý (Phần 3)
> Tư vấn tâm lý Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *