GS.TS Huỳnh Văn Sơn sử dụng kỹ thuật tạo tình huống giả định bất ngờ để sinh viên bộc lộ kỹ năng mềm, kết quả thật bất ngờ: Nhiều sinh viên cứ ngỡ mình đã có kỹ năng mềm nhưng thực ra mới chỉ mới biết về kỹ năng này! Thực tế, một số sinh viên chỉ giỏi về lý thuyết, chưa biết vận dụng vào thực tiễn như thế nào.
• GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Bỏ mặc bố mẹ già đón Tết để đi du lịch là “tân tiến” hay mất lễ nghĩa?
• GS.TS Huỳnh Văn Sơn: 5 điều phụ huynh nên làm để trẻ tránh xa điện thoại di động trong ngày Tết
• Dịch vụ tư vấn tâm lý
Thực hiện nghiên cứu trên 1.212 sinh viên, 488 giáo viên tại các trường đại học trên địa bàn TPHCM, GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Trường đại học sư phạm TPHCM thu được nhiều kết quả đáng lưu ý. Kết quả nghiên cứu này vừa được Sở khoa học và công nghệ TP.HCM nghiệm thu, đánh giá xuất sắc. Báo Lao động đã có cuộc phỏng vấn GS.TS Huỳnh Văn Sơn.
Theo anh, vì sao kỹ năng mềm được nhiều nhà tuyển dụng xem trọng?
GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kỹ năng mềm quyết định 75% thành công của con người, còn kỹ năng cứng (kiến thức, trình độ chuyên môn) chỉ chiếm 25%. Kỹ năng mềm sẽ quyết định bạn là ai, bạn làm việc như thế nào và hiệu quả từ công việc bạn sẽ mang lại. Những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là nhân tố dự báo quan trọng đối với thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc. Chính vì vậy, kỹ năng mềm được nhiều nhà tuyển dụng xem trọng. Khi đánh giá một ứng viên tiềm năng cho công việc, phần lớn các nhà tuyển dụng khẳng định kỹ năng mềm quan trọng hơn kỹ năng cứng.
* Được biết đề tài nghiên cứu về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên một số trường đại học tại TPHCM được đánh giá rất cao, thực trạng vấn đề kỹ năng mềm của sinh viên được đề cập thế nào trong đề tài?
GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Có sự khác biệt ở các nhóm ngành khác nhau. Đứng vị trí đầu tiên là nhóm ngành khoa học tự nhiên, thứ hai là nhóm ngành kinh tế – tài chính và cuối cùng là nhóm ngành khoa học xã hội. Khi nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kỹ thuật tạo tình huống giả định bất ngờ để sinh viên bộc lộ kỹ năng mềm của bản thân, đây là kỹ thuật đánh giá khá thú vị. Qua đó cho thấy một số vấn đề đáng chú ý:
Nhiều sinh viên cứ ngỡ mình đã có kỹ năng mềm nhưng thực ra mới chỉ biết về kỹ năng này. Nhiều sinh viên cho rằng mình có thể nắm chắc kỹ năng mềm, nhưng trong thực tế lại không vận dụng và ứng dụng được. Nhiều sinh viên hiểu nhầm về kỹ năng mềm, cho rằng đây là công cụ thiên biến vạn hóa.
Khá nhiều sinh viên bị ảnh hưởng bởi tư tưởng và quan điểm của người thuyết trình, người huấn luyện và cho rằng đó là phương thức duy nhất để thành công mà thiếu khả năng phản biện, trải nghiệm ứng dụng kiểm tra… Khá nhiều sinh viên biết kỹ năng mềm thông qua con đường nghe nói, nghe giảng, xem clip, trong khi mô hình rèn luyện để sở hữu kỹ năng mềm không thể là như thế.
* Qua nghiên cứu, anh có thể cho biết nguyên nhân của thực trạng này?
GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Có nhiều nguyên nhân, xét những yếu tố đến từ phía bản thân sinh viên, nổi bật nhất và có kết quả tách biệt so với các nguyên nhân khác là do “sinh viên chưa biết chọn “nguồn” tin cậy để học kỹ năng mềm”. Ngoài ra, sinh viên chưa đầu tư thời gian và công sức thoả đáng. Nguyên nhân từ nhà trường, chưa chú trọng việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên như một hoạt động dài hơi. Nguyên nhân cũng nổi trội không kém về phía xã hội là công tác truyền thông về kỹ năng mềm còn khá rời rạc, chưa đầu tư bài bản, và chưa có các chương trình huấn luyện thường xuyên.
* Theo anh, cần làm gì để rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên một cách hiệu quả?
GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Tôi cho rằng đừng quá gây áp lực với sinh viên mà cần có cái nhìn hệ thống về quản lý chung. Trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi, các giải pháp công nghệ như tổ chức các chương trình huấn luyện kỹ năng mềm trực tuyến, hoặc mô hình tổ chức các trung tâm đào tạo chuyên biệt về kỹ năng này cũng đã được nghiên cứu xây dựng và phân tích chi tiết.
Việc dạy và học kỹ năng mềm chính khóa được ủng hộ nhiều nhất, rồi đến các chương trình hỗ trợ và việc xây dựng môi trường rèn luyện kỹ năng mềm mà trước hết là khuôn viên nhà trường và ký túc xá. Giáo viên đã được tiếp cận và thể hiện sự đồng tình cao với cách xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng mềm mới cho sinh viên, gồm căn bản và những kỹ năng mềm chuyên biệt gắn với yếu tố đặc thù nghề nghiệp. Việc xây dựng chương trình phải được tiến hành một cách bài bản, chặt chẽ và khoa học. Nguyên tắc nhúng kỹ năng mềm vào chuẩn nghề nghiệp, chuẩn đầu ra và bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là yêu cầu rất quan trọng để có thể đảm bảo việc rèn luyện đạt hiệu quả cũng như hướng đến tính ứng dụng cao.
Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp
Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...
Xem tiếpNhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con
Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...
Xem tiếpThạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt
Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...
Xem tiếpCân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp
Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...
Xem tiếpLời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm
“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...
Xem tiếpBản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”
Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...
Xem tiếpChồng chỉ “ngôn tình” trên mạng
Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...
Xem tiếpDịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh
Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...
Xem tiếp