Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Dau Dau Khi Cha Me Di Lam Con Chua Den Lop.jpg
Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở lại với guồng quay công việc, không còn những ngày ở nhà để vừa làm vừa kèm con học online (trực tuyến). Chỉ một tuần sau khi cha mẹ trở lại “bình thường mới” nhưng con vẫn còn ở nhà học khiến nhiều phụ huynh bất an và đau đầu khi tìm cách xoay xở…

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở lại với guồng quay công việc, không còn những ngày ở nhà để vừa làm vừa kèm con học online (trực tuyến). Chỉ một tuần sau khi cha mẹ trở lại “bình thường mới” nhưng con vẫn còn ở nhà học khiến nhiều phụ huynh bất an và đau đầu khi tìm cách xoay xở…

 

Chạy vạy tìm người trông con

Chị Phương Lan, phụ huynh học sinh lớp Bốn Trường tiểu học Trần Bình Trọng (Q.5), cho hay, chồng chị đi công tác ở Hải Phòng và “dính” luôn ở đó mấy tháng nay vì dịch. May là chị được làm việc ở nhà trong thời gian giãn cách nên vừa chăm hai đứa con vừa kèm đứa lớn học online.

Từ ngày 1/10, công ty bắt đầu làm việc trở lại tại trụ sở nhưng do chị có đứa con nhỏ chưa đầy một tuổi nên được lãnh đạo cho làm việc từ xa. Tuy nhiên, hai buổi họp giao ban trong tuần thì phải có mặt ở trụ sở để họp trực tuyến với tổng công ty ở Hà Nội và các văn phòng địa phương. Những buổi này, chị phải gửi hai đứa con ở hai nhà hàng xóm để… chạy đi họp. Lỡ mà buổi học online nào của con trùng với thời gian này thì phải tự học. Kết quả không cần nói cũng y như rằng làm toán thì sai bét, chép bài nguệch ngoạc, theo không kịp bài… 

Còn chị Phan Thị Hoài, đồng nghiệp của chị Lan, thì phải đến công ty làm việc. Vì thế, cậu con trai đang học lớp Một phải theo mẹ lên công ty. Lúc mẹ bận làm, cậu sẽ ngồi một góc chơi hoặc học online. Thỉnh thoảng, mẹ mới có thể nghía mắt qua xem con học thế nào. Những lúc mẹ ra ngoài gặp đối tác thì cậu bé sẽ được gửi lại các cô chú trong cơ quan. Với bản tính hiếu động, lại mới làm quen với việc học nên cậu bé thường không ngồi im, những lúc cô chú bận làm không để ý sẽ chạy ra chơi. Mỗi lần như vậy, cô giáo lại réo tìm cậu bé qua màn hình máy tính. Réo mãi không thấy trò trả lời thì cô phải nhắn tin nhắc mẹ “chỉ đạo” từ xa cho con trở lại bàn ngồi học…

“Điều tôi lo nhất khi mẹ đi làm, con chưa đến trường không phải là con không có môi trường học tốt mà là mất an toàn. Người lớn dù gì cũng được tiêm 1 – 2 mũi vắc-xin, trong khi trẻ con chưa có mũi nào nên dẫn con theo đi làm lo lắm”, chị Hoài tâm tư.

Con học lớp Hai Trường tiểu học Nguyễn Trung Ngạn (Q.8), chị Thùy Chi đang tìm cách khác sau khi nhờ vả hàng xóm gần một tuần qua. Sau khi cơ quan đi làm trở lại, chị phải gửi hai con (một lớp Hai, một mầm non) qua nhà hàng xóm. Những lúc con học online thì hàng xóm sẽ kèm luôn vì họ cũng có con nhỏ đang học lớp Hai. Xong việc là chị Chi chạy vội về đón con nhưng cũng không thể gửi hoài, vì chị hàng xóm lo bốn đứa nhỏ không xuể. Mấy hôm nay, chị Chi đăng lên nhóm chung cư nhờ tìm giúp giáo viên mẫu giáo chưa làm việc trong thời gian này đến nhà trông và kèm con học giúp. Cuối tuần này, cô sẽ đến để trao đổi với mẹ và bé.

Nhà giáo dục Nguyễn Thúy Uyên Phương ví cuộc “di dân giáo dục” lên không gian số ở ta thực hiện khá vội vàng và vì thế nó gượng ép, kém hiệu quả, gặp nhiều trở ngại hơn. Trẻ nhỏ, nhất là trẻ đầu cấp tiểu học chưa được trang bị đủ kỹ năng để học online một cách tự lập, sẽ phụ thuộc nhiều vào người thân. Chính vì thế, khi cha mẹ đi làm, không có người thân hoặc người lớn bên cạnh hỗ trợ gần như trở thành tình huống bất khả thi. Và thực tế đã hiển thị rõ trong một tuần nay. 

Phải luôn để trẻ trong tầm mắt người lớn

Theo các nhà sư phạm, để khắc phục khó khăn trên thì nhất định phải có sự nỗ lực hỗ trợ từ phía cha mẹ, gia đình học sinh. Bởi về cơ bản, nếu không học online thì cha mẹ cũng không thể bỏ con nhỏ ở nhà một mình mà không có sự quan sát của người lớn, dễ gây mất an toàn. 

Anh Hoàng Khải (Q.4) chia sẻ: “Thời điểm này, vợ chồng tôi đi làm nhưng các con chưa đi học, nghĩ là khó nhưng thật ra tình thế tương tự như những mùa hè. Chỉ có điều, hè thì có mẹ vợ tôi dưới quê lên giúp, còn đợt này thì bà không dễ lên TP.HCM nên khá căng. Mới đầu, vợ chồng phải nhờ hàng xóm ngó chừng giùm hai con, phải năn nỉ sếp cho phép đi trễ về sớm một chút, canh lệch giờ nhau, không để hai con tự quản quá lâu. Hai vợ chồng cứ loay hoay cho đến hôm nay, mối lo này mới được trút đi khi tôi cầu viện đứa em họ đang ở trọ tại quận khác. May mắn là em chấp nhận dọn tạm qua nhà vợ chồng tôi ở để vừa trông coi các cháu vừa hỗ trợ học online. Em là sinh viên, giai đoạn này còn học online nên quá thuận tiện, ổn thỏa đôi đường”. 

Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Ý Tưởng Việt đưa ra lời khuyên: Đừng ôm hết mọi việc và nghĩ rằng không có mình thì con trẻ sẽ không thể học trực tuyến được nếu chúng ta đã cài đặt hết các phần mềm học trực tuyến, thiết lập các công cụ sẵn có và hướng dẫn những người thân xung quanh hỗ trợ. Trong trường hợp không có các nguồn lực này hoặc trẻ còn quá nhỏ, dưới 12 tuổi thì phụ huynh không nên để trẻ ở một mình. Hãy nhờ cậy, hướng dẫn người thân xung quanh trong việc hỗ trợ, chăm sóc trẻ cũng như trong việc học trực tuyến. Hãy viết sẵn các việc cần làm khi chăm sóc trẻ, các bước vào phòng học online và dán các “bí kíp” này ở ngay góc học tập của trẻ. 

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, điều cần thiết là trang bị kỹ năng học trực tuyến cho con. Tùy thuộc vào độ tuổi, trình độ nhận thức, phương tiện sẵn có của gia đình mà phụ huynh tiến hành việc “đào tạo” sao cho phù hợp nhất. Làm mẫu và cho trẻ hoặc người hỗ trợ thao tác đi thao tác lại nhiều lần đến khi nhuần nhuyễn. Việc này cần tiến hành và chuẩn bị sớm trước khi phụ huynh đi làm. Đừng để mọi chuyện quá gấp gáp khi người trong cuộc chưa được chuẩn bị tâm thế, chưa có kỹ năng học trực tuyến sẽ khiến quá trình “chuyển giao” trở thành áp lực và bài xích, tạo cảm giác không an tâm, lo lắng cho trẻ. 

Ngoài ra, người lớn cần phải kiểm tra kỹ và bố trí gọn gàng về đường điện; hướng dẫn trẻ không tự ý tác động vào ổ điện, luôn báo với người lớn khi phát hiện bất thường. Thay vì ngồi bên cạnh thì chúng ta thường xuyên gọi điện thoại nhắc nhở, hướng dẫn và động viên từ xa. Hãy ghi rõ phương thức liên lạc và cách chúng ta yêu cầu sự hỗ trợ: khi nào, báo ai, việc gì. Từ những kênh hỗ trợ này sẽ giúp cho trẻ và người hỗ trợ (nếu có) sẽ tự tin hơn khi một mình học trực tuyến. Có thể trang bị camera tại nhà để kịp thời nhắc nhở, quan sát trẻ.

Việc học trực tuyến trong thời điểm hiện tại là giải pháp an toàn tốt nhất cho trẻ. Vì thế, thay vì tập trung vào việc trẻ có hoàn thành các nhiệm vụ không hay trẻ có phát biểu tích cực trong giờ học không thì nên dành thời gian để hướng dẫn trẻ cách tự học, tự chuẩn bị bài vở trước giờ học. Phụ huynh có thể dành thời gian buổi tối để hướng dẫn con hoặc cùng con tham gia vào các dữ liệu học tập khác từ clip, game được chia sẻ rộng rãi nhằm khơi gợi sự thích thú học tập của trẻ.
Có thể treo phần thưởng vật chất hoặc đánh giá tích cực để giúp trẻ duy trì thói quen học tập tốt.
ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Tin tức Chuyên gia

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Giáo dục kỹ năng sống phù hợp và thu hút – Thách thức mới không đơn giản

Tin tức Chuyên gia

Hiện nay, kỹ năng sống đang được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo điều kiện về...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger