Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Dich Benh Covid 19 Trang Bi Ky Nang An Toan Cho Hoc Sinh.jpg
Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình đang lo lắng, sợ hãi trước dịch bệnh Covid19.

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình đang lo lắng, sợ hãi trước dịch bệnh Covid-19.

 Chưa có nhiều khóa học E-Learning đúng nghĩa
 E-learning – Cánh cửa thay thế hay hình ảnh truyền thông thời virus corona
 Dạy trẻ em bảo vệ sự an toàn bằng tình huống – nhạy cảm nhưng hiệu quả

 Kỹ năng sống học đường

Trong khu vực châu Á, các nước đã có những động thái phòng ngừa tích cực. Chúng ta có quyền mong chờ về việc xác lập niềm tin rằng việc phòng dịch đã đạt những hiệu quả nhất định, nhưng cũng cần chuẩn bị cho con cái những kỹ năng an toàn để có thể đi học.

Một giảng viên của ĐH Bangkok Thonburi (Thái Lan) – cũng là người VN – cho biết: “Đảm bảo cho con cái đi học an toàn là điều cần làm. Song song với các yêu cầu về đảm bảo vệ sinh môi trường thì việc yêu cầu con cái thực hiện các hành vi bảo vệ an toàn bản thân là quan trọng hơn cả. Bởi chúng ta phải trang bị cho con cái kỹ năng bảo vệ bản thân thay vì cứ bảo vệ con cái”.

Học sinh đến lớp, thầy cô giáo và nhân viên y tế sẽ thuận lợi hơn trong thực hiện trách nhiệm hướng dẫn các em về y tế dự phòng cho cá nhân, gia đình. Hơn nữa, thầy cô giáo có điều kiện kiểm tra lịch trình của các em trong đợt nghỉ tết, nếu có đi đến các vùng dịch thì sẽ được cách ly ngay để theo dõi, điều trị.

Giả định đặt ra là khi học sinh nghỉ học sẽ rất khó kiểm soát hoạt động của các em ở những nơi công cộng. Nếu nghỉ học trong thời gian dài thì những nền nếp, kỷ luật rất dễ bị phá vỡ. Nhiều bậc cha mẹ đang làm việc sẽ phải sắp xếp thời gian xen kẽ để chăm sóc con, làm xáo trộn cuộc sống gia đình là hậu quả kéo dài nếu không đối diện với cơn dịch và các ảnh hưởng của cơn dịch này trên bình diện tinh thần, tâm lý…

Phân tích những tác động về mặt tâm lý xã hội cho thấy vấn đề diễn tiến tâm lý cần quan tâm nhiều hơn. Những hành vi kỳ thị sẽ có thể xuất hiện như một hệ lụy. Kỳ thị các hành vi ho, hắt xì hơi; sợ hãi cả hành vi bắt tay, ôm hôn trong một thời gian dài. Sự sợ hãi đám đông và tương tác xã hội; sự tổn thương niềm tin là những dấu ấn sâu sắc.

Có thể nói một cách khách quan, phòng dịch và xử lý các nguy cơ bệnh dịch là không thể không cần thiết. Các hành động này cần quyết liệt để đảm bảo sự an toàn cho học sinh – nhất là trẻ em. Tuy nhiên, việc xây dựng niềm tin cộng đồng là rất cần thiết bởi đó là động thái vừa thể hiện sự quan tâm đến trẻ em, vừa bảo vệ sự an toàn của các em cũng như xác lập cơ hội học tập của học sinh một cách công bằng, phù hợp và hiệu quả.

Việc xây dựng lòng tin này cần có sự tương tác của cha mẹ với con cái để đảm bảo những cơ hội cân bằng tâm lý cho con cái để tránh những nguy cơ dài lâu. Có thể chúng ta có quyền kỳ vọng về những phản hồi mang tính chuyên môn y tế, nhưng tránh việc làm cho con cái căng thẳng quá mức bởi các tác động chưa thật sự phù hợp hay chưa đáp ứng sự chịu đựng của con cái.

Khuyến khích con cái bằng cách rèn luyện những hành vi bảo vệ bản thân mình, thực hiện các thói quen tích cực trong cuộc sống trong bối cảnh dịch để duy trì một lối sống biết bảo vệ chính mình.

Hơn thế nữa, đừng quên khơi gợi cảm xúc đến trường cho con cái, định hướng cho con cái nuôi dưỡng hứng thú học tập để có thể sẵn sàng đến trường là sự kỳ vọng mang tính mong chờ.
 

 Chưa có nhiều khóa học E-Learning đúng nghĩa
 E-learning – Cánh cửa thay thế hay hình ảnh truyền thông thời virus corona
 Dạy trẻ em bảo vệ sự an toàn bằng tình huống – nhạy cảm nhưng hiệu quả

 GS. TS Huỳnh Văn Sơn: Giáo dục kỹ năng sống phù hợp và thu hút – Thách thức mới không đơn giản
 GS. TS Huỳnh Văn Sơn: Bỏ mặc bố mẹ già đón Tết để đi du lịch là “tân tiến” hay mất lễ nghĩa?
 GS. TS Huỳnh Văn Sơn: 5 điều phụ huynh nên làm để trẻ tránh xa điện thoại di động trong ngày Tết
 GS. TS Huỳnh Văn Sơn: Làm sao để đừng nhạt, đừng phai…?

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Tin tức Chuyên gia

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Giáo dục kỹ năng sống phù hợp và thu hút – Thách thức mới không đơn giản

Tin tức Chuyên gia

Hiện nay, kỹ năng sống đang được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo điều kiện về...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *