“Đến dạy kỹ năng hay để PR hình ảnh” ?

8 Bai Hoc Dat Gia Giup Ban Tinh Doi Hon Mot Chut 2.jpg
Chuyên gia tư vấn tâm lý, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã bức xúc như vậy khi nói về tình trạng hiện nay có một số diễn giả dạy kỹ năng mềm cho sinh viên nhưng lại tự cho rằng đó là một… show biểu diễn để họ tự quảng bá hình ảnh bản thân mà không quan tâm đến chuẩn mực sư phạm.

Phát biểu của PGS. TS Huỳnh Văn Sơn nêu ra tại Hội thảo “Các giải pháp và mô hình tiêu chuẩn của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM” do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức vào hôm qua 24.1.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn nói rằng, “Tôi biết có những giảng viên hàng ngày đi dạy kỹ năng mềm cho sinh viên thì chụp hình tải lên facebook để khoe là mình có nhiều show nhằm quảng bá bản thân. Đó là cách suy nghĩ rất dễ thương mà cũng thật đáng sợ, bởi vì làm như vậy là mình đã đánh rơi đi phẩm chất của một người thầy mà lẽ ra mình phải phát hiện ra người học thiếu cái gì để mình rèn, mình chỉ dạy, đằng này lại chỉ quan tâm quảng bá cho mình thôi. Tôi muốn hỏi lương tâm của diễn giả ở đâu?”. Chuyên gia tư vấn tâm lý này cũng cho biết thêm là qua khảo sát để thực hiện đề tài liên quan đến nội dung này, biết được có rất nhiều sinh viên bị lừa bởi những chiêu của diễn giả “dỏm”. Các diễn giả rao trên mạng là dạy kỹ năng mềm miễn phí, khi “câu” được sinh viên đến thì mục đích chính là để bán hàng đa cấp.

Theo các đại biểu, qua ghi nhận cho thấy, việc học tập và rèn luyện kỹ năng mềm trong sinh viên hiện nay chưa được quan tâm thỏa đáng. Đa số các trường đều tập trung đến buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề kỹ năng mềm vì giải pháp này đảm bảo được tiêu chí tiết kiệm thời gian, đảm bảo nguồn nhân lực cần thiết, hạn chế chi phí phát sinh chứ chưa hẳn là để hiệu quả… Chính vì vậy mà sinh viên có biểu hiện tích cực khi vận dụng các thao tác có liên quan đến kỹ năng làm việc nhóm nhưng nhìn tổng thể kỹ năng này còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Các nghiên cứu cho biết chỉ một nửa số sinh viên hiểu biết đúng về khái niệm của kỹ năng giải quyết vấn đề. Khá nhiều sinh viên không quan tâm đến các bước để giải quyết vấn đề mà chủ yếu hành động theo suy nghĩ chủ quan. Nguyên nhân của thực trạng này là do sinh viên không được hoặc ít trang bị về nội dung này.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn nói rằng, trong khi thực trạng sinh viên yếu kỹ năng mềm như vậy mà đội ngũ giảng viên giảng dạy kỹ năng mềm thì phần lớn chưa có kinh nghiệm ứng dụng. Giảng viên có thành tựu nhất định nhưng thiếu hẳn phương pháp sư phạm, các giảng viên tập trung giảng lý thuyết, chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của kỹ năng mềm mà chưa triển khai được bản chất của kỹ năng và môn hình cấu trúc kỹ năng hay các bước rèn luyện. Bên cạnh đó mô hình rèn luyện kỹ năng mềm không có, thiếu cơ sở khoa học… “Chương trình Giáo dục kỹ năng mềm còn thả nổi ngay từ khâu biên soạn, thẩm định dẫn đến việc sinh viên chưa hài lòng về những gì được đào tạo bồi dưỡng khi bước vào thực tiễn: Chương trình xây dựng không quy chuẩn, tài liệu tham khảo không thẩm định, tài liệu vi phạm bản quyền…”, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn cho biết. Theo ông Sơn, điều nổi bật là các kỹ năng mềm bị cắt ra một cách vô tội vạ, từ 10 tiết cho 1 kỹ năng chuyển thành 1 giờ, chuyển thành 1 buổi với 5 kỹ năng mềm.

ThS Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đánh giá, từ việc chưa nắm được tâm lý sinh viên, chưa bắt nhịp được với định hướng nghề nghiệp, nên việc dạy kỹ năng mềm dễ bị “chơi vơi” hay nói khác hơn là dạy “khơi khơi”, chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”, khó đảm bảo chất lượng.

Theo giảng viên một trường ĐH, thực tế này cho thấy chính các trường ĐH phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng chứ không phải chỉ bổ sung, gắn kết cho có theo yêu cầu của thực tiễn hay vì mục tiêu truyền thông… Chuyên gia này cũng chỉ ra là khi kỹ năng mềm trở thành vấn đề “hot” thì có trường ĐH mở một bộ môn mà không hề có trưởng bộ môn có kiến thức chuyên sâu về kỹ năng mềm. Rồi trong khi đó lại có một vị diễn giả liên tục thiếu kỹ năng mềm nhưng lại trở thành một chuyên gia dạy kỹ năng mềm? Bằng chứng là anh này liên tục bị 12 công ty đuổi việc (!?).

TS Bùi Hồng Quân, Học viện Cán bộ TP.HCM cho rằng, muốn giải quyết được nhiệm vụ này, cần có những định hướng từ việc xác định cơ chế rèn luyện kỹ năng mềm, bối cảnh xung quanh, yêu cầu từ thực tế, các định hướng triển khai rèn luyện để chuẩn bị hành trang cho sinh viên đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra các bậc đào tạo cũng như chuẩn kiến thức và kỹ năng phù hợp.

Các chuyên gia cho rằng, vai trò của người giảng viên vô cùng quan trọng trong công tác hướng dẫn sinh viên thực hiện, rèn luyện. Nhà trường muốn thay đổi phải thực sự chú trọng nhiều hơn nữa công tác giáo dục, đặc biệt trong việc đào tạo, rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, trong đó trước hết cần quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng viên. “Mô hình rèn luyện kỹ năng mềm và đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo hay chương trình chi tiết học phần kỹ năng mềm là những tiêu điểm cần xem xét nghiêm túc và thay đổi nhanh chóng, cấp thiết…”, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn cho hay. 
 

PGS Huỳnh Văn Sơn: ‘Nhiều người thiếu kỹ năng mềm vẫn đi dạy sinh viên’
Bát nháo dạy kỹ năng, sinh viên phải học cái không cần
Báo động tình trạng thiếu kỹ năng mềm nhưng vẫn đứng lớp dạy sinh viên
Rèn luyện kỹ năng mềm là vấn đề cấp thiết cho sinh viên
“Đến dạy kỹ năng hay để PR hình ảnh”?
Dạy kỹ năng mềm đang rất bát nháo

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Tin tức Chuyên gia

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Tin tức Chuyên gia

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger