Thực tế chỉ ra rằng, phụ nữ Việt Nam vẫn gặp nhiều rào cản cả trong gia đình, sự nghiệp lẫn xã hội. Muốn thành đạt, trước hết phụ nữ trí thức phải làm tròn trách nhiệm gia đình. Đây có phải là nguồn gốc của bất bình đẳng giới hay không, thưa ông?
Sự cân bằng giữa công việc cơ quan và gia đình sẽ giúp chị em phụ nữ có cuộc sống viên mãn, tìm được nhiều niềm vui hơn. Một gia đình hạnh phúc sẽ là “đòn bẩy” giúp chị em tự tin và tiến thân tốt hơn trong xã hội, nhất là khi có sự ủng hộ của người chồng.
Trong cuộc sống hiện đại, có nhiều cách giúp người phụ nữ làm tròn trách nhiệm gia đình mà không nhất thiết phải làm việc quần quật sau giờ công sở. Vấn đề quan trọng chính là cách thức, biện pháp của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Lẽ đương nhiên, vấn đề còn ở luận điểm: hiểu thế nào là tròn trách nhiệm gia đình nữa…
Yếu tố đầu tiên quyết định bất bình đẳng giới chính là từ trong suy nghĩ, nhất là của người phụ nữ. Chỉ khi chị em nhìn thẳng vào vấn đề để giải quyết, lúc đó, tình trạng bất bình đẳng mới có thể được cải thiện. Thứ hai, bất bình đẳng giới chỉ xảy ra khi người phụ nữ bị ép phải ở nhà và không được tạo lập mối quan hệ với xã hội. Thứ ba, bất bình đẳng giới xảy ra khi trong gia đình không có sự sẻ chia về công việc và trách nhiệm gia đình giữa vợ và chồng. Nhìn chung, chúng ta cần có cái nhìn nhân văn cho từng giới, từng hoàn cảnh.
Một bộ phận không nhỏ người Việt Nam có học vấn cao nhưng vẫn duy trì các quan niệm bất bình đẳng giới. Theo họ, giá trị cốt lõi của người phụ nữ nằm ở sự hy sinh cho gia đình. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?
Vì sao phụ nữ lại phải hy sinh? Vì sao phụ nữ luôn là người chịu trách nhiệm chính trong giáo dục con cái? Vì sao khi một đứa trẻ hư lại đổ lỗi cho người mẹ trong khi để có một gia đình hạnh phúc, trách nhiệm thuộc về cả hai.
Đã đến lúc cần có sự thay đổi về nhận thức giá trị của người phụ nữ và trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình Việt. Đừng để hai chữ “hy sinh” bị gắn vào những người phụ nữ, đừng vô tư để họ phải “oằn mình” lên trước trách nhiệm gia đình và quên mất rằng cần có giới hạn.
Chính người phụ nữ cần thay đổi tư tưởng, không ôm đồm tất cả công việc trong gia đình về mình, cần lên tiếng để san sẻ trách nhiệm. Bên cạnh đó, người đàn ông trong gia đình cũng nhìn nhận lại bản thân, đừng để người phụ nữ mãi mãi phải gánh trên vai hai chữ “hy sinh” vì gia đình.
Khi chưa có bình đẳng giới, chưa thể nói đó là một gia đình hay một xã hội hạnh phúc. Để giải quyết bất bình đẳng giới ở Việt Nam, theo ông cần thay đổi những gì?
Quả không sai khi nói rằng một trong những yếu tố quyết định hạnh phúc gia đình là có sự bình đẳng giới.
Nguyên nhân thứ nhất xuất phát từ hệ tư tưởng của văn hóa Á Đông, luôn cho rằng người đàn ông làm trụ cột chính và đưa ra những quyết định quan trọng, còn phụ nữ luôn phải hy sinh cho “hạnh phúc gia đình”.
Thứ hai, chính trong suy nghĩ có phần lệch lạc của các gia đình khi cho rằng con trai làm những việc trọng đại, còn con gái chỉ cần làm việc nhà. Họ quên mất rằng, cuộc sống đã thay đổi trong một xã hội học tập, trong một “thế giới phẳng”, hạnh phúc đến với những người biết sống và có trách nhiệm với chính mình.
Thay đổi đầu tiên và thiết thực nhất là trong cách suy nghĩ và hành động của mỗi người và cần có cái nhìn đúng đắn về bình đẳng giới; thay đổi từ trong cách cha mẹ giáo dục con cái, dần xóa bỏ định kiến nam nữ. Từ mỗi cá nhân, đến gia đình để hướng đến một xã hội bình đẳng, chính tại các cơ quan doanh nghiệp, năng lực của người phụ nữ cần được nhìn nhận khách quan.
Một người thì không thể thay đổi một cách nhìn, nhưng một gia đình rồi một xã hội đều hướng đến bình đẳng giới, tôi tin rằng ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới sẽ được thúc đẩy và phát triển.
Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp
Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...
Xem tiếpNhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con
Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...
Xem tiếpThạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt
Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...
Xem tiếpCân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp
Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...
Xem tiếpLời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm
“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...
Xem tiếpBản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”
Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...
Xem tiếpChồng chỉ “ngôn tình” trên mạng
Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...
Xem tiếpDịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh
Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...
Xem tiếp