Bát nháo dạy kỹ năng, sinh viên phải học cái không cần

Bat Nhao Day Ky Nang Sinh Vien Phai Hoc Cai Khong Can.png
Người dạy thiếu chuyên môn, đạo đức, lớp học lại quá đông, kết quả sinh viên học kỹ năng nhưng nội dung không gắn với nhu cầu của bản thân nên không hình thành được kỹ năng phù hợp với đặc điểm ngành nghề.

Thông tin được đưa ra tại hội thảo khoa học “Các giải pháp và mô hình tiêu chuẩn của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM”.

Hội thảo do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức sáng 24-1, nằm trong khuôn khổ đề tài cấp thành phố do nhà trường chủ trì.

Dạy kỹ năng mềm để… bán hàng đa cấp

Đánh giá về thực trạng đào tạo kỹ năng hiện nay, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết có trường đại học mở bộ môn kỹ năng mềm nhưng không hề có trưởng bộ môn có chuyên môn sâu về lĩnh vực này; có nơi một buổi tổ chức 5-7 kỹ năng và cấp chứng nhận cho sinh viên, bài giảng có mục tiêu là: khóc, cười, vỗ tay mới thành công…

Cũng theo ông Sơn, thực tế không ít trường hợp lừa sinh viên học kỹ năng mềm để xin data của họ, có trường hợp lấy kỹ năng mềm nói chuyện miễn phí để bán hàng đa cấp.

Về phía người dạy, mỗi khi đi dạy kỹ năng mềm họ đều chụp ảnh đăng Facebook để quảng bá hình ảnh bản thân và có nhiều “sô”.

Bên cạnh đó, nhiều giảng viên nghĩ môn kỹ năng mềm vui mà không quan tâm đến chuẩn. Có người không dạy chuyên ngành mình được đào tạo mà chuyển sang dạy kỹ năng mềm.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn cũng nêu trường hợp một người liên tục thiếu kỹ năng mềm, từng bị đuổi việc 12 lần nhưng trở thành một chuyên gia dạy kỹ năng mềm – ứng dụng để thành công.

Một trường hợp khác kỹ năng nào cũng dạy, kỹ năng nào cũng có thể nói chuyên sâu. Bộ kỹ năng mềm của Bộ Lao động – thương binh và xã hội chỉ có 5-10 kỹ năng, nhưng giảng viên đi dạy 10 kỹ năng…

Sinh viên đang học những kỹ năng không cần thiết

Trong khi đó, ThS Nguyễn Thị Trang Nhung – Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, nêu thực tế hiện nay tại một số trường đại học, sĩ số sinh viên đông từ 50-100 sinh viên/lớp; giảng viên không có sự hỗ trợ về phương pháp, công cụ thăm dò khi tổ chức lớp học, quỹ thời gian quá ít hoặc giảng viên mời ngoài nên không có cơ hội tiếp xúc sinh viên.

“Do vậy, dẫn đến tình trạng sinh viên học kỹ năng nhưng nội dung không gắn với nhu cầu của bản thân nên không hình thành được kỹ năng phù hợp với đặc điểm ngành nghề. Việc dạy kỹ năng mềm như vậy dễ bị ‘khơi khơi’ và khó đảm bảo tính ‘mềm’ như ứng dụng về mặt bản chất hay đặc trưng của chúng”, bà Nhung nói.

Bà Nhung đề nghị để việc dạy kỹ năng mềm hiệu quả, các đơn vị giáo dục cần quan tâm đến chất lượng giảng viên, năng lực tổ chức quá trình giáo dục kỹ năng mềm.

ThS Trần Chí Vĩnh Long – Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng giảng viên từ các trường, khoa khác nhau cần được huấn luyện, đào tạo liên tục về phương pháp, kỹ thuật giảng dạy để được trang bị và tăng cường những kỹ năng giảng dạy kỹ năng mềm phù hợp.
 

PGS Huỳnh Văn Sơn: ‘Nhiều người thiếu kỹ năng mềm vẫn đi dạy sinh viên’
Bát nháo dạy kỹ năng, sinh viên phải học cái không cần
Báo động tình trạng thiếu kỹ năng mềm nhưng vẫn đứng lớp dạy sinh viên
Rèn luyện kỹ năng mềm là vấn đề cấp thiết cho sinh viên
“Đến dạy kỹ năng hay để PR hình ảnh”?
Dạy kỹ năng mềm đang rất bát nháo

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Tin tức Chuyên gia

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Tin tức Chuyên gia

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger