Báo động tình trạng thiếu kỹ năng mềm nhưng vẫn đứng lớp dạy sinh viên

Bao Dong Tinh Trang Thieu Ky Nang Mem Nhung Van Dung Lop Day Sinh Vien.jpg
Sáng 24/1/2019, tại Trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã diễn ra Hội thảo khoa học “Các giải pháp và mô hình tiêu chuẩn của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố Hồ Chí Minh” thu hút nhiều sự quan tâm của các chuyên gia đào tạo giáo dục và giới truyền thông.

Hội thảo quy tụ hơn 30 bài tham luận và có 19 bài tham luận được chọn cùng với nhiều ý kiến trao đổi trên bình diện học thuật. Có thể nói, “Hội thảo các giải pháp và mô hình tiêu chuẩn của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố Hồ Chí Minh” là diễn đàn cần thiết trong thời điểm để các nhà khoa học cùng trao đổi, chia sẻ những vấn đề có liên quan đến kỹ năng mềm, rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên các Trường Đại học tại TP. HCM. Song song đó, nhiều ý kiến rộng rãi các từ các đối tượng có liên quan đến công tác rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên như: các nhà giáo dục, lãnh đạo các trường, các nhà văn hóa, trung tâm huấn luyện kỹ năng mềm, các tổ chức đoàn thể của thanh niên, sinh viên các trường đại học… đặc biệt là nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động để xác lập các cơ sở nhằm cải tiến công tác rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm TP. HCM – Thành phố năng động và cũng là trung tâm kinh tế của cả nước

 

Báo động tình trạng thiếu kỹ năng mềm nhưng vẫn đứng lớp dạy sinh viên

 

Tại Hội thảo, PGS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP HCM bày tỏ quan ngại về thực trạng có những người còn thiếu và yếu kỹ năng mềm nhưng lại thản nhiên đứng lớp dạy cho sinh viên. Đáng ngại hơn là tình trạng bát nháo trong vấn đề dạy kỹ năng mềm mà ví dụ điển hình nhất là trường hợp một người bị sa thải hơn 10 công ty vẫn đi dạy kỹ năng mềm cho sinh viên, biến những buổi dạy kỹ năng mềm thành nơi trình diễn bản thân, không đặt nặng vấn đề truyền đạt và chuyên môn.

Tại Hội thảo, nhiều vấn đề quan trọng đã được đề cập. Qua đó, cho thấy thực trạng học tập và rèn luyện kỹ năng này ở sinh viên hiện nay chưa được quan tâm thỏa đáng, sinh viên có biểu hiện tích cực khi vận dụng các thao tác có liên quan đến kỹ năng làm việc nhóm nhưng nhìn tổng thể kỹ năng này của sinh viên vẫn còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu mới của thời đại.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, chỉ một nửa số sinh viên hiểu biết đúng về khái niệm của KN GQVĐ. Về các bước của quy trình GQVĐ, chỉ có 53% sinh viên được khảo sát xác định đúng các bước của quy trình GQVĐ. Gần một nửa số sinh viên còn lại chưa hiểu đúng về quy trình GQVĐ, khá nhiều sinh viên không quan tâm đến các bước của quy trình GQVĐ mà chủ yếu là hành động theo suy nghĩ chủ quan.  Ngoài ra, thực trạng kỹ năng thích ứng với sự thay đổi của sinh viên còn ở mức thấp, đây là bài toán mà các nhà quản lý giáo dục cần quan tâm để cải tiến chương trình đào tạo kỹ năng mềm phù hợp hơn để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới.

Báo động tình trạng thiếu kỹ năng mềm nhưng vẫn đứng lớp dạy sinh viênBáo động tình trạng thiếu kỹ năng mềm nhưng vẫn đứng lớp dạy sinh viên
Báo động tình trạng thiếu kỹ năng mềm nhưng vẫn đứng lớp dạy sinh viênBáo động tình trạng thiếu kỹ năng mềm nhưng vẫn đứng lớp dạy sinh viên

Tại Hội thảo, vấn đề đội ngũ giảng viên giảng dạy kỹ năng mềm còn nhiều bất cập cũng được đề cập. Cụ thể như trường hợp các giảng viên có thành tựu nhất định nhưng thiếu hẳn Phương pháp sư phạm; các giảng viên tập trung giảng lý thuyết hay chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của kỹ năng mềm mà chưa triển khai được bản chất của kỹ năng và môn hình cấu trúc kỹ năng hay các bước rèn luyện; hay chương trình kỹ năng mềm, giáo dục kỹ năng mềm còn thả nổi ngay từ khâu biên soạn, thẩm định dẫn đến việc sinh viên chưa hài lòng về những gì được đào tạo bồi dưỡng khi bước vào thực tiễn. Điều này cho thấy chính các Trường Đại học phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng chứ không phải chỉ bổ sung, gắn kết cho có theo yêu cầu của thực tiễn hay vì mục tiêu truyền thông.

 

Báo động tình trạng thiếu kỹ năng mềm nhưng vẫn đứng lớp dạy sinh viên

 

PGS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP HCM chia sẻ: “Vai trò của người giảng viên vô cùng quan trọng trong công tác hướng dẫn sinh viên thực hiện, rèn luyện kỹ năng mềm. Nhà trường muốn thay đổi phải thực sự chú trọng nhiều hơn nữa công tác giáo dục, đặc biệt trong việc đào tạo, rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, mà trước hết cần phải quan tâm đến chất lượng của đội ngũ trực tiếp giảng dạy – người giảng viên. Mô hình rèn luyện kỹ năng mềm và đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo hay chương trình chi tiết học phần kỹ năng mềm là những tiêu điểm cần xem xét nghiêm túc và thay đổi một cách nhanh chóng, cấp thiết”.
 

PGS Huỳnh Văn Sơn: ‘Nhiều người thiếu kỹ năng mềm vẫn đi dạy sinh viên’
Bát nháo dạy kỹ năng, sinh viên phải học cái không cần
Báo động tình trạng thiếu kỹ năng mềm nhưng vẫn đứng lớp dạy sinh viên
Rèn luyện kỹ năng mềm là vấn đề cấp thiết cho sinh viên
“Đến dạy kỹ năng hay để PR hình ảnh”?
Dạy kỹ năng mềm đang rất bát nháo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *