Mỗi người trong chúng ta sẽ trải qua những năm tháng của tuổi 22, vừa mừng vui vì đã được tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng nhưng cũng lo lắng về công việc tương lai. Khoảng thời gian này, dường như họ chẳng có gì khác ngoài tuổi trẻ. Do đó, nhiều bạn trẻ thường than thở về sự nghèo khổ của họ trong khi họ cũng có những “của cải” của riêng họ mà bản thân họ lại không hề hay biết.
Tôi có người bạn tên N. Ở tuổi 22, anh ta giảng dạy tại một ngôi trường tiểu học miền núi. Đó là một nơi hẻo lánh, đường đầy đá chứ không được trải nhựa như ở thành phố. Mọi thứ ở thành phố dường như trở nên rất xa xỉ. Nơi đây không có đèn, không có ti vi, máy tính lại càng không. Những lúc căng thẳng, muốn kiếm cái gì đó xem để giải trí cũng không có.
Ngoài những tiếng suối róc rách và thác nước ầm ầm, thi thoảng có tiếng thú dữ gầm thì cách duy nhất để anh ta xả stress đó là mấy quyển sách văn học mà anh đã mang từ thành phố và những sách giáo khoa tiểu học mà anh thậm chí có thể đọc thuộc lòng từng câu từng chữ. Anh ta dường như không có gì, anh cũng đã nhiều lần nguyền rủa, khóc và gào lên, nhưng không ai nghe.
Lời than vãn của anh, nỗi đau của anh, sự oán giận của anh đã bị nuốt chửng bởi đêm dày đặc, những cơn gió thổi mạnh qua những ngọn núi. Sau một thời gian đau đớn và oán giận, anh đã tỉnh táo. Mặc dù anh ta nghèo, nhưng anh ta vẫn còn trẻ. Anh ta đã cố gắng liên lạc với nhà xuất bản để viết bài.
Hai mươi năm sau, anh ta có cơ hội lên thành phố bằng năng lực của bản thân. Tên tuổi của anh bắt đầu xuất hiện trên các tờ báo lớn, tạp chí… Tuy nhiên, có điều khá khó hiểu là khi giấc mơ của anh đã trở thành hiện thực, anh lại nhớ về vùng đất hẻo lánh ấy, cả những tháng ngày khổ sở vì không có đèn điện và thỉnh thoảng nó còn xuất hiện trong giấc mơ của anh.
Một người bạn khác của tôi là M, một chàng trai hào phóng và lãng tử, hiện đang làm trong một công ty truyền thông lớn ở miền Nam. Điểm nổi bật của anh ta là tài hùng biện xuất sắc và hài hước, giúp anh ta chinh phục hàng trăm triệu người xem, làm cho mọi người cảm thấy thú vị. Tuy nhiên, trong một lần, khi nói về những ngày đầu tiên anh ta vào miền Nam, anh đã rơi nước mắt.
Năm đó, khi anh ta ở độ tuổi hai mươi hai, anh là một trong vô số “người đi vào Nam tìm cơ hội việc làm”. Lúc ấy, anh không có tiền, không có mối quan hệ, không có bằng cấp. Tại thành phố nhộn nhịp của Sài Gòn, anh ta chỉ thuê một căn nhà trọ tối và ẩm ướt. Lúc nào anh cũng phải lo lắng về cơm áo gạo tiền nhưng anh vẫn không quên việc học.
Anh ta đã biến căn phòng nhỏ ấy trở thành sân khấu của chính mình và nỗ lực tập nói và thuyết trình. Trong khi mọi người chìm vào giấc ngủ, thì anh ta đang cố gắng luyện tâp cho chuyên nghiệp. Dù không có khán giả, không có tràng pháo tay, nhưng anh ta vẫn tập luyện nghiêm túc.
Nỗ lực của anh ta cũng được đền đáp xứng đáng, anh ta dần dần được giao cho các việc như hỗ trợ đồng đội rồi chụp ảnh và đặc biêt là dẫn chương trình truyền hình… Anh ta từng nói rằng những ngày mà anh ta không có gì để làm thực sự là khoảng thời gian khiến anh không bao giờ quên.
Tuổi trẻ là giai đoạn mà bạn sẽ nghèo nhất. Có thể bạn vừa tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, mang trong mình ước mơ,hoài bão và loay hoay tìm kiếm việc làm để có tiền sinh hoạt. Bạn cảm thấy ghen tị với mọi người vì mình chẳng có gì cả trong khi người khác có mọi thứ.
Hoặc có những bạn nghĩ rằng mình chỉ có hai bàn tay trắng, chưa có sự nghiệp nên thôi không cần cố gắng làm gì cho phí sức. Nhưng bạn ơi! Bạn đang bắt đầu một giai đoạn mới của đời mình.
Mặc dù bạn không có gì trong tay, nhưng cái mà bạn có đó là tuổi trẻ, đầu óc nhanh nhạy, niềm đam mê, ham học hỏi và ước mơ của bạn. Bạn có nhiều thứ ấy chứ, vậy nên không việc gì bạn phải ghen tị với họ cả. Hãy tận dụng những “tài sản” của bạn đang có để đạt được thành công nhé.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp