Trái tính thích nhau – Ta thường bị cuốn hút bởi những người khác biệt mình – Đúng hay sai?

Trachieu4.jpg
Nhiều người trong chúng ta tin rằng những người khác nhau về tính cách, tín ngưỡng, hình dáng bên ngoài, như Joe và Candice, lại bị thu hút lẫn nhau (thuật ngữ chuyên môn dùng để chỉ sức lôi cuốn giữa hai người khác tính nhau là “bổ sung”). Chuyên gia tâm lý Lynn McCutcheon đã phát hiện 77% sinh viên tán thành với quan điểm khác tính hợp nhau trong nhiều mối quan hệ. Trong cuốn sách nổi tiếng của mình mang tên “Khác tính thì hợp nhau”, Tim Lahaye đã chia sẻ với độc giả rằng: “Hai người có tính tình giống nhau gần như không bao giờ kết hôn với nhau. Vì sao? Vì tính cách giống nhau thường mâu thuẫn với nhau, họ không hợp nhau”. Niềm tin này cũng phổ biến ở những trang web hẹn hò. Trên một trang web có tên “Bạn trăm năm”, tiến sĩ triết học Harville Hendrix nhận xét rằng: “Theo kinh nghiệm của tôi thì chỉ có những người trái tính nhau mới hợp nhau vì đó là bản chất của thực tế”. Ông nói thêm: “Ngộ nhận lớn trong nền văn hóa của chúng ta là quan điểm cho rằng sự tương đồng chính là nền tảng cho một mối quan hệ. Thật ra, sự tương đồng là nền tảng của sự tẻ nhạt”. Một trang web khác có tên “Bí quyết hẹn hò” chia sẻ với người truy cập rằng: “Câu nói trái tính thích nhau hoàn toàn đúng trong vài trường hợp. Có lẽ, chính nét đa dạng của sự khác nhau đã tạo ra nét thu hút ban đầu… một số người cảm thấy sự khác nhau rất thú vị”.

Nhưng cũng có một câu thành ngữ trái ngược với thành ngữ “trái tính thích nhau”. Nếu từng nghe câu thành ngữ “trái tính thích nhau”, thì có lẽ, không ít lần bạn cũng nghe nói đến câu thành ngữ “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Câu thành ngữ nào được khoa học ủng hộ hơn?

Không may cho tiến sĩ Hendrix, điều mà ông cho là ngộ nhận lại đúng. Khi nói đến những mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, sự khác biệt không tạo ra được sức thu hút. Thay vào đó, sự đồng điệu (thuật ngữ dùng để chỉ khuynh hướng những người có nhiều điểm chung thường hợp nhau), chứ không phải sự bổ sung, mới là yếu tố quyết định. Ở khía cạnh này, những trang web hẹn hò như Match.com, eHarmony.com, cố gắng kết hợp hai người bạn đời tương lai dựa trên nét tương đồng cơ bản về tính cách, quan điểm, thường đi đúng hướng (dù không có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy mức độ thành công thực sự của những trang web này trong việc kết đôi mọi người).
 

trachieu4

Thật ra, rất nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rằng đa số mọi người thường bị cuốn hút bởi những người có tính cách giống mình hơn so với những người có tính cách khác mình. Ví dụ, những người có tính cách thuộc mẫu A (là những người mạnh mẽ, thích cạnh tranh, đúng giờ, khó tính) thường thích hẹn hò với những người cũng có tích cách thuộc mẫu A, còn những ai có tính cách ngược lại thích hợp với những người có tính cách thuộc mẫu B. Nhân tiện đây, quy luật trên cũng đúng với tình bạn. Thực tế là ta thường thích chơi với những người có cùng tính cách hơn so với những người khác tính với mình.
 

Sự tương đồng về tính cách không chỉ tạo ra được cảm tình ban đầu, nó còn là dấu hiệu của hạnh phúc và nôn nhân bền vững. Sự tương đồng về tính tận tâm còn đặc biệt quan trọng đối sự mãn nguyện trong hôn nhân. Do đó nếu bạn là một người bừa bộn, cẩu thả, thì tốt nhất không nên tìm một anh chàng hay cô nàng ngăn nắp, gọn gàng.

Quan điểm “giống nhau thích giống nhau” không chỉ đúng về mặt tính cách, mà còn về quan điểm và giá trị sống nữa. Công trình nghiên cứu kinh điển của Donn Byrne và đồng nghiệp của mình chứng minh rằng quan điểm của một ai đó càng giống ta (ví dụ, quan điểm về chính trị), ta lại càng thích người ấy hơn. Thật thú vị, mối quan hệ này cũng tương tự với cái mà các nhà tâm lý học gọi là chức năng “đường thẳng”, nghĩa là mức độ tương đồng về quan điểm hình thành nên mức độ thích nhau tương ứng. Do đó, khả năng ta thích một người có cùng quan điểm với mình ở 6/10 vấn đề sẽ cao hơn gấp đôi so với người chỉ đồng quan điểm với mình ở 3/10 vấn đề. Tuy nhiên, cũng có một vài bằng chứng cho rằng sự bất đồng quan điểm thậm chí còn dự đoán được sự hòa hợp giữa hai người rõ nét hơn với sự tương đồng quan điểm. Nghĩa là dù những người có đồng quan điểm thường thích hay hợp nhau, nhưng những người bất đồng quan điểm lại đặc biệt ghét nhau. Do đó, ít ra là về quan điểm, thì những người bất đồng quan điểm không những không thích nhau, mà họ còn mâu thuẫn với nhau.

Tương tự, năm 2003, hai nhà sinh học Peter Buston và Stephen Emlen đã yêu cầu 978 người tham gia đánh giá mức độ quan trọng của 10 tiêu chuẩn mà họ dành cho người bạn đời trăm năm của mình, như giàu có, tham vọng, trung thực, cách nuôi dạy con và ngoại hình. Sau đó, họ yêu cầu những người này đánh giá về bản thân cũng dựa trên 10 tiêu chuẩn ấy. Hai bản đánh giá đều trùng khớp với nhau đáng kể, và thậm chí sự trùng khớp này ở phụ nữ cao hơn nam giới, dù nguyên nhân gây ra sự khác biệt này ở hai giới tính là không rõ ràng. Tuy nhiên ta cũng không nên đi quá sâu vào những phát hiện của Buston và Emlen, vì chúng chỉ hoàn toàn dựa vào ý kiến cá nhân. Những gì mọi người nói là mình muốn từ người bạn đời không phải lúc nào cũng đúng với những gì họ thật sự muốn, và mọi người đôi khi cũng thiên vị khi tự đánh giá bản thân. Thêm vào đó, những gì mọi người cho rằng mình đánh giá cao ở người bạn đời tương lai không phải lúc nào cũng dự đoán được cảm tình ban đầu họ dành cho người kia (không ít người trong chúng ta từng phải lòng người mà mình biết rõ không tốt với mình). Nhưng những phát hiện của Buston và Emlen cũng trùng khớp với kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu khác, chứng tỏ rằng khi tìm kiếm người bạn đời cho bản thân, ta thường tìm kiếm một người có cùng tính cách, quan điểm và những giá trị sống với mình.

Ngộ nhận cho rằng khác tính thích nhau bắt nguồn như thế nào? Không ai biết rõ, nhưng chúng tôi đưa ra ba khả năng để bạn xem xét. Trước hết, ta phải thừa nhận rằng ngộ nhận này xuất phát từ nhiều bộ phim tình cảm lãng mạn của Hollywood. Kết thúc có hậu của Joe và Candice có thể thú vị và lãng mạn hơn với kết thúc có hậu của hai người giống nhau. Trong hầu hết mọi trường hợp, những kết thúc như thế cũng khiến người xem thỏa mãn hơn. Vì ta thường gặp những cầu chuyện tình lãng mạn thuộc thể loại “trái tính hợp nhau” nhiều hơn so với thể loại “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” trong phim ảnh, sách báo, nên quan điểm “trái tính thích nhau” phổ biến hơn với ta. Thứ hai, ta thường mong muốn tìm được người có thể làm cho mình trở nên “trọn vẹn”, người có thể bổ sung cho những khuyết điểm của mình. Bob Dylan từng viết về khao khát muốn tìm thấy “nửa còn thiếu” giúp ta toàn diện, cũng như phần còn thiếu trong trò chơi lắp hình, trong một bản tình ca của ông (Tình ca đám cưới, được trình bày năm 1973). Nhưng khi phải chọn lựa, ta thường chọn nhữngngười có nhiều điểm chung nhất với mình. Cuối cùng, trong ngộ nhận “trái tính thích nhau” thật ra cũng có một phần sự thật, vì một vài khác biệt thú vị giữa hai người bạn đời có thể giúp cho mối quan hệ của họ mặn nồng, thi vị hơn. Cuộc sống với một người luôn nhìn nhận mọi thứ theo cách của ta, và luôn đồng quan điểm với ta về mọi vấn đề, có thể khá êm đềm, hòa thuận, nhưng lại tẻ nhạt. Tuy nhiên, cũng chưa có chuyên gia nào thực hiện một cuộc nghiên cứu có hệ thống về mối quan hệ giữa “những người có đồng quan điểm, tính cách, giá trị sống nhưng lại có một vài khác biệt”. Do đó, cho đến khi họ tìm ra, thì cách tốt và an toàn nhất cho Joe trong cuộc sống thực tế là tìm cho mình nữ quản lý thư viện cũng hơi béo và bừa bộn.

Tin Tổng hợp

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Những điều bạn cần biết về Stress

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *