Tại sao nói trạng thái tâm lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe?

Tamlysuckhoe.jpg

Mọi người ai cũng đều hy vọng có sức khỏe, nhưng các bạn có biết rằng trạng thái tâm lý có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

036

Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ của khoa học, người ta dần dần nhận thức ra rằng, nguyên nhân dẫn đến bệnh tật không phải là các yếu tốt bệnh lý hay sinh lý, mà còn bao gồm cả các yếu tố tâm lý.

Ở Đông phương, ngay từ thời cổ, đã có nói đến mối quan hệ giữa cảm xúc và sức khỏe. Chẳng hạn, trong Hoàng đế nội kinh, Tố Vấn, bộ sách y học lâu đời của Đông phương có viết: “giận thương can, vui thương tâm, nghĩ thương tỳ, lo thương phế, sợ thương thận”… Trong Tam quốc diễn nghĩa, tác giả có mô tả “Gia Cát Lượng tam khí Chu Du”, làm cho anh chàng Chu Du đố kỵ, hiếu thắng tức hộc máu mồm mà chết. Đây không phải là chuyện hư cấu đơn thuẩn, mà là có cơ sở khoa học vững chắc.
Thầy thước kiêm triết gia Iran Ibn Sina (979 – 1037), tên La tinh là Avicenna, người được tôn xưng là “ông hoàng của các thầy thuốc”, đã làm một thực nghiệm độc đáo: ông chọn hai con cừu hoàn toàn giống nhau, nhốt vào hai chuồng cách biệt nhau. Bên cạnh một chuồng, ông xích một con sói đói, suốt ngày gào rú, chỉ trực giằng xích lao bổ vào ăn thịt con cừu. Chú cừu suốt ngày lấm lét, sợ hãi, hoảng loạn… Mặc dù chế độ nuôi dưỡng hoàn toàn giống nhau, nhưng hai chú cừu có biểu hiện khác hẳn nhau: con sống trong điều kiện thanh bình, yên tĩnh đi đứng nhanh nhẹn, mạnh khỏe, bộ lông dày, óng mượt, lên cân. Trái lại, con sống bên cạnh chó sói thì gầy rộc đi, đau ốm, đi đứng lảo đảo, răng và lông bắt đầu rụng; ngay cả khi Ibn Sina cho tăng khẩu phần thức ăn lên gấp đôi vẫn không ngăn được tình trạng cơ thể suy sụp và những biểu hiện của tuổi già ngày càng trầm trọng.

Đối với con người cùng vậy, nếu luôn luôn sống trong trạng thái lo sợ, tâm lý căng thẳng, bực bội cũng sẽ dẫn tới tình trạng suy sụp về sức khỏe. Năm 1982, ở New York (Mỹ) đã xảy ra một kỳ án: hai bị bộ trưởng đều có khối u ở dạ dày đến khám tại một bệnh viện. Trong lúc vội vàng, vị bộ trưởng có khối y lành, bác sĩ lại ghi trong bệnh án là u ác; còn vị bộ trưởng có u ác lại được ghi là u lành! Kết quả, vị bộ trưởng đầu luôn luôn sống trong trạng thái lo lắng, sợ hãi, chán chường, còn vị bộ trưởng sau luôn luôn vui mừng phấn khởi, ăn ngon ngủ yên. Sau chừng nửa năm, một sự kiện bất ngờ xảy ra: vị bộ trưởng bị u ác, qua kiểm tra thấy các u hóa đã được khống chế rất tốt, sau đó trải qua một thời gian trị liệu, u ác tính hoàn toàn trở thành u lành tính! Còn vị bộ trưởng không may kia, do quá lo nghĩ, buồn rầu, u lành dần dần chuyển hóa thành u ác, và ít lâu sau đã chết một cách thảm thương. Ở đây, “hung thủ” giết chết ông không phải ai khác, mà chính là trạng thái tâm lý của bản thân ông. Đương nhiên, vị bác sĩ đã ghi nhầm do vội vàng phải gánh phần trách nhiệm nặng nề.

Y học hiện đại còn phát hiện thấy rằng, trạng thái tâm lý tiêu cực hoàn toàn bất lợi cho việc chữa trị bệnh tật và phục hồi sức khỏe. Trong thời gian đại chiến thế giới lần thứ hai, các bác sĩ bệnh viện tiền phương Liên Xô (cũ) phát hiện thấy rằng, có những chiến sĩ hồng quân bị thương giống nhau, nhưng người được nghe tin quân đội Liên Xô (cũ) đại thắng ngoài tiền tuyến thì bệnh tình chuyển biến rất tốt, vết thương rất mau lành; còn người hay tin quân đội bị thua trận ngoài tiền tuyến thì viết thương rất khó liền. Các công trình nghiên cứu cho thấy rằng, sở dĩ có hiện tượng đó là do cảm xúc tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng đến chức năng điều tiết của hệ nội tiết, do vậy ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các mô tế bào.

Các tài liệu thống kê trong và ngoài nước đều cho thấy rằng, bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XX cho tới giờ, chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất thường không phải là những bệnh truyền nhiễm, những bệnh do vi trùng gây ra, mà là những bệnh có liên quan chặt chẽ với các nhân tố tâm lý như bệnh tim mạch, huyết áp cao, ung thư… Ngoài ra, những tật bệnh như đau dạ dày, bệnh đường ruột, bệnh béo phì, bệnh hen suyễn, bệnh tâm thần… đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới các nhân tố tâm lý của con người. Vì vậy, chúng tôi nói rằng, giữ cho trạng thái tâm lý lành mạnh là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người!

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Tin Tổng hợp

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Tin Tổng hợp

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Tin Tổng hợp

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Những điều bạn cần biết về Stress

Tin Tổng hợp

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Tin Tổng hợp

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Tin Tổng hợp

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

Tin Tổng hợp

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Tin Tổng hợp

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger