Điều bạn cần để có cuộc sống hạnh phúc và thành công có khi là điều bạn không học được ở trường. Nhiều cô, cậu bé ngoan, luôn nghe lời thầy cô, nộp bài đúng hạn và đạt điểm thi cao rốt cục đi làm công việc mình chẳng muốn. Tại sao lại như vậy?
Theo Lifehack, không ai nên bỏ học bởi rõ ràng các môn như ngôn ngữ, toán, âm nhạc và giáo dục thể chất rất hữu ích. Vấn đề là có rất nhiều điều cần thiết cho cuộc đời thật lại bị bỏ qua.
Ngoài ra, trường học còn “rèn” cho nhiều trẻ một số thói quen xấu. Chẳng hạn: Nếu muốn được chọn, ta phải giơ tay, phải được sự đồng ý của người khác. Nhà trường dạy trẻ làm theo quy định hơn là thay đổi, sáng tạo. Các thầy cô dạy trẻ sắp xếp lại các ý tưởng hơn là nghĩ ra chúng. Về cơ bản, để thành công ở trường học, bạn chỉ cần biết vâng lời và đáp ứng các mong đợi của giáo viên.
Điểm trung bình của một học sinh không đánh giá được mức độ thông minh cảm xúc hay khả năng lãnh đạo, cũng như khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Nó cũng không đánh giá được khả năng đoán trước các nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu xã hội một người. Nó không phản ánh khả năng làm việc nhóm hay mức độ chịu áp lực, vượt qua xung đột. Tất cả những điều này cực kỳ quan trọng để một người đạt được thành công trong cuộc sống và hầu như không hề chấm điểm được.
Điểm số và các bài kiểm tra chỉ đánh giá được khả năng trả lời câu hỏi và ghi nhớ thông tin, không có gì khác.
Để thành công trong đời, bạn cần nhìn xa trông rộng, đưa ra các ý tưởng mới mẻ thay vì làm những việc mọi người khác đang làm. Ngoài ra, bạn cần quan tâm đến nhiều mảng kiến thức khác nhà trường không dạy, như làm gì để trở thành một người hạnh phúc, làm sao để duy trì mối quan hệ tốt đẹp hay cách làm việc thế nào cho hiệu quả, sống sao cho ý nghĩa.
Học kém ở trường không khiến một người trở thành kẻ thất bại, các thống kê đã chỉ ra điều này.
Mặc dù có thực tế rằng những người ít nhất có bằng trung học thì nhiều cơ hội thành công cao hơn bởi ai cũng cần có một số kiến thức nền tảng và các kỹ năng, nhiều thống kê cho thấy những người không đạt điểm tốt sẽ không thất bại khi vào đời.
Có thể bạn đã biết Steve Jobs, Richard Branson, Oprah Winfrey và Jim Carey… đều không xuất sắc ở trường hoặc bỏ học. Thực tế, có nhiều cái tên đình đám khác thành công trên đường đời dù không đạt thứ hạng cao khi đi học.
Theo Current Biography Yearbook, trong số những nhân vật thành công nhất thế giới, có 768 người từng bỏ học và họ thành công trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn: Tỷ phú: 26 người; Đoạt giải Oscar: 63 người; Tác giả có sách bán chạy nhất: 56 người…
Cuộc đời thực sự là một bài học dài, nên bạn không thể định nghĩa thành công của một người chỉ ở một khía cạnh nào đó. Nếu bạn đã tốt nghiệp, hãy tiếp tục học tập bởi vì điều bạn học được ở trường sẽ không bao giờ đủ để đạt được cuộc sống tươi đẹp.
Nếu bạn vẫn đang trên ghế nhà trường, dù học tốt hay kém, đừng quá coi trọng điểm số. Đừng bao giờ tin mù quáng vào những điều bạn được dạy rằng đạt được điểm tốt là cách duy nhất để trở nên thành công hay các nguyên tắc phải làm theo luôn là tốt nhất cho bạn. Nhưng cũng đừng phá vỡ các nguyên tắc trừ phi bạn đã học và hiểu về lý do hợp lý phía sau nó. Đừng bao giờ ngừng suy nghĩ.
Nếu bạn là bố mẹ hay thầy cô giáo, đừng chỉ chú ý tới điểm số trẻ đạt được. Cố gắng phát hiện ra những tiềm năng và tài năng của trẻ, về cách giúp con xây dựng sự tự tin và cuối cùng dẫn tới một cuộc sống thành công.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp