Theo Deep Patel- tác giả cuốn “A Paperboy’s Fable: The 11 Principles of Success” đã chỉ ra rằng trên đời này không có bất kì ai là hoàn hảo, kể cả bản thân bạn. Trong một bài đăng trên blog của Entrepreneur.com, Patel đã nêu lên một số mẹo mà những người thành công thường hay áp dụng khi họ bắt gặp một ai đó mà họ cảm thấy không thích.
Thông qua bài viết trên, nhà văn không chỉ đơn thuần muốn bạn có thể tránh những người cảm thấy “không hợp” một cách thật hợp lý mà hơn hết, Patel còn muốn nói lên rằng nếu bạn tự đặt ra giới hạn về những người có thể làm việc với mình thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đặt ra giới hạn cho bản thân.
Thay vì cứ mãi né tránh những người khiến bạn không thoải mái thì hãy thay đổi quan điểm theo những cách mà những người thành công đã áp dụng, biết đâu bạn có thể vẽ ra một hướng đi mới cho bản thân thì sao. Dưới đây là những lời khuyên từ Patel.
1. Chấp nhận rằng bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người
Chúng ta luôn hy vọng rằng những người mà mình gặp qua sẽ đều là những người tốt đẹp và rồi ta sẽ thích tất cả những người mà chúng ta tiếp xúc. Nhưng cuộc sống đâu phải lúc nào cũng đơn giản như thế. Patel nói rằng điều đầu tiên bạn cần phải làm khi gặp phải những người mà mình không thích đó là hãy chấp nhận rằng bản thân mình không thể làm hài lòng tất cả mọi người, điều đó là dĩ nhiên.
Theo nhà tâm lý học – tiến sĩ Susan Krauss đã đăng tải một bài viết trên “Psychology Today”, việc đó không có nghĩa rằng bạn là một người xấu và cũng chưa hẳn đối phương không phải là người tốt, chỉ là giữa hai bên không có một sự tương đồng với nhau mà thôi.
Bên cạnh đó, tác giả Beverly D.Flaxington cũng giải thích trong một bài viết khác rằng phong cách thể hiện hành vi của chúng ta có những sự khác biệt giữa những người khác nhau, một số người thì nhút nhát, ngược lại nhiều người lại có vẻ mạnh dạn hơn hay một số người sống rất lạc quan trong khi số khác lại luôn đắm mình trong những điều tiêu cực.
Một nghiên cứu của Hamstra và các cộng sự cũng đã nghiên cứu về một thứ gọi là “phù hợp với quy định”, được hiểu là chúng ta thực sự có nhiều khả năng nỗ lực hơn là những điều mà chúng ta muốn làm. Bạn thường không thích tương tác với những người mình cảm thấy không hợp, điều đó dẫn tới việc bạn không đặt ra quá nhiều nỗ lực để duy trì sự tương tác đó. Và theo thời gian thì sự thiếu nỗ lực này sẽ biến thành sự khinh miệt.
2. Hãy thử đặt những suy nghĩ tích cực về những gì họ đang nói
Krauss nói rằng bạn có thể thử quan sát mọi người hành động bằng nhiều cách khác nhau. Bố mẹ chồng có thể không phải là những người khó tính như bạn nghĩ, hay những người đồng nghiệp không hẳn là đang cố phá hoại những công việc của bạn.
Ngay cả khi người mà bạn cực kì ghét, người bạn luôn cảm thấy chướng mắt hay thậm chí là những người từng gây ra những lỗi lầm với bạn thì đừng quá tức giận với họ vì điều đó chỉ làm cho bạn trở nên xấu xí hơn mà thôi. Vậy nên hãy thử thay đổi một vài suy nghĩ tiêu cực về họ và thay bằng những điều tích cực hơn để xem thử cuộc sống của bạn có trở nên sáng sủa hơn không nào.
3. Nhận thức được cảm xúc của bản thân
Patel nói rằng điều quan trọng nhất là hãy nhận thức được cảm xúc của chính bạn, từ đó bạn có thể kiểm soát và phản ứng với mọi tình huống. Một người chỉ có thể khiến bạn phát điên lên khi bạn tự cho phép bản thân mình tức giận vì điều đó mà thôi. Chính vì thế hãy biết kiềm chế và kiểm soát những cơn giận của bản thân một cách thật tốt.
Nếu ai đó đang cố tình làm tổn thương bạn thì hãy giữ lại những cảm xúc đó cho bản thân, đừng thể hiện cho họ biết. Một cái gật đầu, mỉm cười rồi quay đi sẽ khiến bạn trở thành một người “trưởng thành” hơn, bạn biết đấy, những người thành công thường không thích đôi co với những người “tiểu nhân” như vậy.
Vấn đề chính mà Patel muốn gửi gắm đến bạn đó là hãy đối xử tôn trọng với tất cả mọi người. Điều đó không có nghĩa rằng bạn ủng hộ và hùa theo những người mình không thích mà là hãy thể hiện sự phản đối của bạn bằng những hành động thật văn minh và lịch sự để cho thấy rằng bản thân mình khác với họ. Khi làm được điều này, bạn có thể giữ được nhiều mối quan hệ nhưng không phải là nghiêng theo những điều tiêu cực của những mối quan hệ đó mà là hoàn toàn có thể làm chủ được chúng.
4. Đặt mình vào vị trí họ
Đôi khi những mâu thuẫn giữa hai người không phải là do bất đồng mà là do một sự hiểu lầm nào đó. Nếu bạn cảm thấy bất đồng quan điểm với một ai đó thì hãy thử suy nghĩ lại vấn đề đó bằng cách đặt mình vào vị trí của họ xem sao.
Cố gắng giữ cảm xúc của mình, đừng phản ứng quá mức vì có thể người kia sẽ phản ứng ngược lại một cách dữ dội và quyết liệt hơn. Trong trường hợp bất đồng ý kiến với người khác thì hãy cố gắng tập trung vào vấn đề chính và bỏ qua những phản ứng tiêu cực của người kia, bất kể là vô lý đến thế nào.
5. Bày tỏ cảm xúc một cách thật bình tĩnh và luôn cân nhắc
Thông thường, cách mà chúng ta giao tiếp quan trọng hơn những gì mà ta thực sự nói. Nếu ai đó liên tục làm phiền bạn dẫn đến việc bạn cảm thấy khó chịu thì có lẽ là bạn cần phải lên tiếng.
Tuy nhiên, đối đầu không phải là phương án tích cực. Patel khuyên bạn hãy nên sử dụng những câu giao tiếp bắt đầu bằng từ “Tôi”, chẳng hạn như “Tôi cảm thấy khó chịu khi bạn cứ làm điều này, vì vậy bạn có thể dừng chúng lại được không?”
Việc chỉ ra hành động của người đó càng cụ thể sẽ khiến người đó có nhiều khả năng nhận thức về những gì bạn đang nói nhiều hơn. Và đó cũng sẽ là nền tảng tốt hơn để hai người có thể giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhờ một người khác làm “trọng tài” trong các cuộc thảo luận bất đồng ý kiến giữa hai người bởi vì họ có thể mang lại một sự khách quan hơn trong các nhận định xem ai đúng, ai sai.
6. Đừng phòng thủ
Nếu bạn bắt gặp một người nào đó liên tục coi thường mình hoặc cứ luôn tập trung vào những thiếu sót của bạn thì đừng vội cảm thấy bực tức hay tỏ ra sợ sệt và phòng thủ bản thân, điều này sẽ chỉ khiến họ càng thêm thích chí và có lý do soi mói bạn hơn mà thôi. Thay vào đó, hãy thử chuyển sự chú ý của họ bằng cách hỏi những câu thăm dò như suy nghĩ của họ như thế nào về những gì bạn đang làm.
Tiến sĩ Berit Brogaard, một nhà thần kinh học giải thích trong một bài đăng trên tạp chí “Psychology Today” rằng tung tin đồn nơi làm việc và bắt nạt người khác là một phương pháp thể hiện quyền lực của một số người. Nếu bạn muốn mình có được sự đồng tình ý kiến từ một số người thì có một thủ thuật bạn có thể sử dụng.
Nghiên cứu cho thấy rằng bạn nên nói nhanh hơn khi không đồng ý với ai đó về một vấn đề để họ có ít thời gian hơn xử lý những gì bạn đang nói. Còn nếu bạn nghĩ rằng họ có thể đồng ý với mình thì hãy nói chậm lại để họ có thể nhận thông tin mà bạn đang truyền đạt.
7. Cuối cùng hãy nhớ rằng bạn đang kiểm soát hạnh phúc của chính mình
Nếu ai đó làm cho bạn bực mình thì bạn thường sẽ khó có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề mâu thuẫn. Tuy nhiên, hãy nên nhớ rằng đừng bao giờ để người khác giới hạn hạnh phúc và thành công của bạn.
Nếu bạn cảm thấy những ý kiến của họ có ảnh hưởng đến bản thân mình thì trước hết hãy tự hỏi chính mình xem nguyên nhân là do đâu. Bạn có tin tưởng vào bản thân mình không hay bạn cứ mãi lo lắng về những suy nghĩ của người khác? Nếu đã tìm ra câu trả lời thì hãy tập trung vào bản thân mình hơn là lắng nghe những lời than phiền, bàn tán từ người khác.
Bạn chính là người duy nhất có quyền kiểm soát cảm xúc của bản thân, do đó, hãy ngừng so sánh bản thân mình với những người khác. Thay vào đó, hãy nhắc nhở chính mình về những thành tựu mà mình đã làm được, đừng để bất kì ai điều khiển cảm xúc của bạn vì họ sẽ khiến bạn cảm thấy cuộc sống ngày một tối tăm hơn mà thôi.
Đôi khi sống và làm việc, giao tiếp cùng những người mà mình không thích lại là những trải nghiệm vô cùng hữu ích. Nó có thể là một cách giúp bạn rèn luyện việc quản lý cảm xúc của bản thân và học cách vượt qua những rào cản, khó khăn một cách thật “điêu luyện”.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp