Những “chuẩn mực” của thời đại công nghệ khiến chúng ta chăm chú vẻ ngoài, thậm chí soi mói chính mình như thế nào?

Nhung Chuan Muc Cua Thoi Dai Cong Nghe Khien Chung Ta Cham Chu Ve Ngoai Tham Chi Soi Moi Chinh Minh Nhu The Nao.jpg
Mạng xã hội là nơi chỉ dành cho phiên bản hoàn hảo nhất của chúng ta. Những bức hình selfie mất nửa giờ để chụp nhưng chỉ 3 giây để đăng đánh vào tâm lý thích so bì, chúng lấn át mọi lý lẽ thông thường và thuyết phục chúng ta rằng ngoài kia ai cũng nho nhã, đủ đầy và hạnh phúc, bản thân chúng ta cũng nên sống như vậy.

Tôi đang dạo bước trên những con phố đông đúc của thành phố và phát hiện cô ấy đi trước mình. Mái tóc bồng bềnh, áo khoác lông lạc đà với đôi ankle boots da, từ cô gái ấy toát ra phong thái tự tin và sang chảnh, không cầu cạnh ai mà cũng không che dấu điều gì. Nhìn xuống đôi giày vải canvas xanh lá đã bạc màu, tôi thấy mình thật bé nhỏ. Tôi mới làm tóc có vài ngày nhưng đột nhiên cảm thấy mái tóc mình đang bông xù lởm chởm. Đôi lông mày lộn xộn thấy ngứa và chiếc áo khoác 2 năm tuổi không tên khiến tôi cảm thấy lỗi thời và chạnh lòng.

Tôi đi cách cô ấy vài bước chân và thấy hết những ánh nhìn kín đáo của cả đàn ông lẫn phụ nữ lén dành cho cô ấy dù chỉ lướt qua nhau có vài giây. Ánh mắt họ trượt nhanh qua tôi. Tôi thấp bé, nhưng lúc đó tôi thấy mình còn thấp hơn. Tôi gầy nhưng cảm thấy bộ dạng mình đang rất thô kệch. Tôi đã wax nhưng trên da vẫn cảm thấy châm chích. Bạn hiểu cảm giác đó đúng không?

Trong một thời gian dài, tôi chưa từng có cảm giác chán ghét bản thân. Cả cuộc đời tôi luôn sống giữa những người phụ nữ đặc biệt xinh đẹp – những người có thể khiến công việc suôn sẻ hơn với vẻ đẹp của mình – và việc đó làm tôi phấn khởi. Tôi cảm thấy xinh đẹp hơn và tự tin hơn.

Thế nhưng, gần đây tôi có nhiều băn khoăn. Tôi nhún vai khi ai đó nhìn tôi đến hai lần. Thay vì nghĩ hôm nay mình đã làm tóc rất đẹp, tôi phân vân liệu mọi người có đang nhìn tôi vì hôm nay tôi không trang điểm. Tôi phàn nàn về mọi bức ảnh mình chụp thay vì tự hào về chúng như ngày xưa.

Những “chuẩn mực” của thời đại công nghệ khiến chúng ta chăm chú vẻ ngoài, thậm chí soi mói chính mình như thế nào?
Chuyện gì đang diễn ra vậy?

Tôi nghĩ đến 2 giả thiết:

Giả thiết 1

Quan sát vẻ đẹp cả ngoại hình và nội tâm của một người khác với việc nhìn họ qua màn hình điện thoại phẳng, kéo và tap vô thức vào màn hình. Mạng xã hội là nơi chỉ dành cho phiên bản hoàn hảo nhất của chúng ta. Những bức hình selfie mất nửa giờ để chụp nhưng chỉ 3 giây để đăng đánh vào tâm lý thích so bì, lấn át mọi lý lẽ thông thường và thuyết phục chúng ta rằng ngoài kia ai cũng nho nhã, đủ đầy và hạnh phúc, bản thân chúng ta cũng nên sống như vậy.

Giả thiết 2

Chúng ta sống giữa xã hội luôn đề cao cái đẹp và phương pháp giáo dục khiến chúng ta chỉ cảm thấy mình “đủ” khi bản thân đã đạt đến những chuẩn mực về cái đẹp được nhiều người công nhận. Mặc dù tôi biết có một làn sóng phản đối dữ dội từ một bộ phận phụ nữ chọn việc để lông mọc tự nhiên thay vì wax hàng tuần như một sự phản kháng, sự thật là phần lớn chúng ta vẫn đang chống lại những tiêu chuẩn khắc nghiệt và không công bằng đó một cách yếu ớt. Chúng ta vẫn không ngừng nhổ lông, nhuộm da, tắm trắng, nhuộm tóc, phun xăm, tô vẽ cho đến khi gần như không còn li nào trên cơ thể là chưa được “đụng chạm”.

Tôi sẽ không kéo mình vào vòng luẩn quẩn đổ lỗi cho hoàn cảnh vì những cảm nhận cá nhân, sự trống trải và chán ghét bản thân vì đơn giản là tôi cũng thích cái đẹp. Tôi dùng Instagram, thích thời trang, trang điểm và làm đẹp. Mặc dù tôi tìm thấy nghệ thuật trong đó, đôi lúc chúng cũng khiến tôi trống trải.

Những “chuẩn mực” của thời đại công nghệ khiến chúng ta chăm chú vẻ ngoài, thậm chí soi mói chính mình như thế nào?
Theo những gì cá nhân tôi quan sát được, rắc rối bắt đầu khi tôi “nhận” về quá nhiều thay vì thực sự làm gì đó với cuộc sống của mình. Thay vì viết, tôi đọc nhiều hơn. Tôi cũng nghe nhiều hơn thay vì nói. Tôi không ngừng lướt ngón tay trên màn hình để trầm trồ về những chuyến đi của người khác, lúc đó đáng ra tôi cũng nên dành thời gian cho những chuyến phiêu lưu của riêng mình. Chúng ta là những sinh thể của sự cân bằng; nếu “hấp thụ” lấn át “sản sinh”, chúng ta sẽ thấy mình “trĩu nặng”.

Nếu bạn cảm thấy buồn bực, chán ghét bản thân, đừng chạy đến đứng trước gương hay nhìn vào điện thoại để lấp đầy những sự trống trải. Hãy thật “đẹp” trong cách hành xử của mình. Nói với đối phương cô ấy rất đẹp. Giúp đỡ ai đó đang loay hoay lên cầu thang với những lỉnh kỉnh túi đồ. Viết ra những lý do vì sao bạn tự hào về bản thân. Gọi cho mẹ và nói về nét tính cách của bà đã truyền cảm hứng cho bạn. Thay vì chăm chút cho Newsfeed với những bức ảnh lung linh, hãy chăm chút cho cuộc sống thực của bạn với những trải nghiệm ý nghĩa. Sự thay đổi này sẽ đem lại hệ quả lâu dài hơn việc bạn dằn vặt bản thân với những suy nghĩ chán chường và bực bội.

Bạn không thể Snapchat những khoảng khắc đó vì nó thật, nó kéo dài trong vài giây nhưng tác động lại lớn. Đó là nền tảng của vẻ đẹp tâm hồn thực sự và vẻ đẹp bên trong sẽ tỏa sáng ra bên ngoài, bạn không cần lo nghĩ mình cần phối hợp nó ra sao để phù hợp với màu da của mình.

Tin Tổng hợp

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Những điều bạn cần biết về Stress

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *