Tôi không thể biết được hình thù của “thể diện” nó tròn, ngang, méo, dọc ra sao? Cũng không thể cầm, nắm mà cảm nhận một cách chỉnh tề nhất về cái thể diện ấy, nhưng có một điều mà bấy lâu nay tôi vẫn thường hay thắc mắc, rằng “Thể diện rốt cuộc bao nhiêu tiền một cân, mà nhiều khi chúng ta phải hao tâm tổn sức để ý đến cách nhìn của người khác đến thế?”
01
Hưng từng là người bạn học chung lớp đại học với tôi. Thời sinh viên, cậu ấy nổi tiếng trong trường vì tạo hình nổi trội, đi kèm với phong cách ăn mặc rất thời trang khiến cho không ít những cô gái trong trường ngưỡng mộ.
Nhưng rồi có một biến cố ập đến với gia đình cậu ấy, tôi còn nhớ đó là vào khoảng gần đầu năm 3 đại học, đó là quãng thời gian công việc kinh doanh của gia đình cậu ấy không còn được tốt như trước nữa, kéo theo đó là những khoản chi tiêu “rủng rỉnh” mà cậu ấy thường xuyên được sử dụng như trước đây cũng đã không còn. Tất cả mọi thứ ( từ quần áo, giày dép, các cuộc vui chơi ăn uống…) đều phải dừng lại, câu nói gây ám ảnh nhất mà cậu ấy nói với tôi đến giờ vẫn còn nhớ: “Tớ cảm thấy xấu hổ vì thể diện mình gây dựng bấy lâu trong mắt mọi người bỗng dưng bị mất, tớ sẽ phải sống như thế nào đây?”
Suốt một quãng thời gian dài sau đó, tôi cũng đã làm khá nhiều cách để có thể làm vơi đi phần nào những nỗi nhớ sau những gì đã ập đến với cậu ta. Tôi có khuyên rằng “Bây giờ kinh tế gia đình đã không cho phép được như trước nữa, nếu cậu có muốn có thêm tiền để trang trải cho những nhu cầu riêng của cá nhân, thì hãy quăng mình ra ngoài xã hội kia, kiếm một công việc gì đó làm thêm. Nó sẽ thú vị hơn nhiều khi bạn cứ ngồi ì một góc mà cảm nhận cái vẻ đẹp đã qua của quá khứ”.
Nhưng một lần nữa, cái bài “thể diện” lại là cái cớ mà cậu ta trưng ra để bao biện cho mọi thứ, rằng thì “Trông tao thế này mà phải đi làm thêm à? Tao thà không tiêu còn hơn phải làm mấy cái việc lặt vặt đó, lỡ như có người quen nào bắt gặp được thì biết chui đâu?….”
Đến tầm này rồi mà vẫn còn hoang đường, tôi tự nhủ cái thể diện mà cậu ta đang cố sống chết để gìn giữ kia, liệu có giúp được cậu ta đi qua những cơn đói hàng ngày hay không nữa?
Cậu bạn tôi không hiểu, giữ thể diện khác biệt với hư vinh.
/p>
02
Ai đã từng là nhân viên lâu năm ở một công ty, đặc biệt là những công ty chuyên về du lịch, tổ chức sự kiện hoặc dịch vụ nhà hàng… chắc hẳn đã quá quen với việc điều động đi làm thêm, tăng ca để có thể đảm bảo tốt nhất cho tiến độ của công việc. Nhưng đối với dân văn phòng, thì việc đó ít xảy ra hơn và nếu có xảy ra thì thật khó để có thể làm quen ngay với công việc phát sinh ấy.
Minh vốn là nhân viên của phòng Marketing, công việc chính của Minh là quay dựng video để quảng bá cho sản phẩm cho công ty mình. Do tính chất công việc bận bịu, cộng với đó là vào khoảng thời gian cuối năm bên công ty thường hay tổ chức các chương trình sự kiện, nên việc điều động thêm nhân viên ở các phòng ban đi hỗ trợ là điều không thể tránh. Và lần này, đến lượt Minh được phân công đi hỗ trợ sự kiện của công ty sẽ được tổ chức trong 2 ngày tới.
Nhiệm vụ lần này mà Minh được giao, đó hỗ trợ đón khách ở bên ngoài cổng của công ty, sau đó hướng dẫn và tìm chỗ để xe cho họ (khi cần). Vốn là một người trọng thể diện, sẽ rất ngại nếu như trong lúc làm công việc vô tình gặp phải người quen, họ sẽ nghĩ “À, hóa ra đứng cổng mới là công việc của cậu ta chứ chẳng phải làm Media như những gì mà Minh từng nói”. Thực sự cậu ta sợ, nếu lỡ như trường hợp đó mà xảy ra thì không biết phải giấu mặt mũi vào đâu nữa.
03
Còn biết bao nhiêu là những lần khác nữa, chỉ vì sợ mất đi “thể diện” mà bạn đành chấp nhận “mua” phần thiệt về cho bản thân mình?
Rằng thì cứ mỗi khi con trai đi chợ là mặc định phải hào phóng, phải không được mặc cả, vì nếu mặc cả sẽ bị nói “Đàn ông, con trai mà lại đi kì kèo từng đồng, từng hào như phụ nữ”.
Rằng thì cứ mỗi lần đi tụ tập cafe với đám bạn, nếu tất thảy trong số đó chỉ có duy nhất mình bạn là nam. Nếu là người trọng thể diện bạn sẽ “hào phóng” đứng lên thanh toán hết. Một vài lần thì không sao, nhưng nhiều lần thì sẽ là cả vấn đề đấy.
Tôi nhớ người Trung Hoa có câu: “Nhân hoạt nhất trương kiểm, thụ hoạt nhất trương bì”, ý nói con người sống không thể không có thể diện, giống như cây cối không thể không có lớp vỏ. Ngụ ý, thể diện rất quan trọng.
Thật ra, biết cách xây dựng và giữ gìn thể diện là tốt, điều đó chẳng có gì là sai cả, nhưng nếu bạn cứ cố “quan trọng hóa” điều đó lên, luôn đặt cái thể diện của mình lên trên mọi tình huống ở bất kì hoàn cảnh nào thì nó chỉ khiến bạn thêm thụt lùi và mệt mỏi mà thôi. Bởi có những thời điểm bạn chẳng thể làm khác đi được, bắt buộc bạn phải làm một điều gì đó để đưa mình thoát ra bóng tối đó, nhưng vì cái “thể diện” quá lớn kia mà bạn chấp nhận ở sâu trong bóng tối ấy.
Đến lúc này, ta phải hỏi: Rốt cục thì thể diện đáng giá bao nhiêu tiền một cân? Nó có nuôi sống bạn, mang lại hạnh phúc cho bạn hay không? Nếu không, đặt xuống cái gọi là thể diện, bỏ mặc sau lưng mọi lời bình luận và tự tin sống cuộc đời của riêng mình.
Bạn chỉ có một cuộc đời để sống, vậy tại sao bạn lại quá lo lắng về ý kiến của người khác. Hãy mạnh dạn và dốc lực làm bất kỳ những gì bạn muốn. Bởi vì họ chỉ có thể đứng bên ngoài nhòm vào cuộc đời bạn, buông một vài lời nhận xét vô thưởng, vô phạt rồi… ngoảnh mặt làm ngơ. Họ chẳng sống thay bạn, càng không vì một lời nhận xét mà chịu trách nhiệm thay bạn.
Chúng ta không thể sống theo nguyện vọng của tất cả mọi người vì vậy đừng cố gắng đốt cháy mình để làm điều đó. Chỉ cần chắc chắn rằng ít nhất một trong những người hài lòng là chính bạn mà thôi. Chỉ khi làm chủ được đời mình, mạnh về kinh tế, giàu về tư duy, vốn sống, bạn mới thật sự là người có thể diện.
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp