Ăn mặc lôi thôi, nói quá ít, thường xuyên đánh giá hoặc mỉa mai người khác… đều khiến bạn trở nên kém thông minh trong mắt mọi người.
Chúng ta ai cũng muốn được coi là người thông minh. Trong những tình huống quan trọng, như ở trường học hay công sở, cách bạn ăn mặc, ứng xử hay lời nói của bạn sẽ là cơ hội để mọi người xung quanh “chấm điểm” bạn, kết quả có thể tốt hơn hoặc xấu hơn thực tế.
Nếu không muốn bị coi là kém thông minh, hãy tránh xa những điều dưới đây:
1. Ăn mặc lôi thôi
Cách bạn thể hiện bản thân sẽ xác định cách bạn được những người không quen biết đối xử. Nếu ăn mặc đẹp, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của mọi người. Nếu bạn mặc quần thể thao và áo phông, người ta sẽ thấy không cần thiết phải dành thời gian cho bạn.
Nếu đến nơi làm việc hay đi sự kiện có quy định về trang phục, bạn nên chú ý tuân thủ, nếu không mọi người sẽ cho rằng bạn không nghiêm túc hoặc ngốc đến mức… không hiểu nội quy. Nếu bạn ăn mặc lôi thôi, đừng ngạc nhiên khi lời bạn nói không được chú ý.
2. Dùng sai từ
Nếu trong công việc, bạn dùng sai từ, dùng những từ thân mật hay tiếng lóng khi nói chuyện với người thân, bạn bè… mọi người sẽ nghĩ rằng bạn không nghiêm túc, vô duyên hoặc ngốc nghếch. Với những từ mà bạn chỉ có thể nói cùng những người thân quen, bạn đừng bao giờ nói ở nơi lần đầu tiên bạn xuất hiện.
3. Nhìn vô định
Thỉnh thoảng chúng ta bị bắt gặp đang nhìn chăm chú vào một khoảng không vô định khi đang nghe người khác nói. Mặc dù bạn bào chữa rằng mải suy nghĩ nhưng sự thật là bạn đang không chú ý đến nhiệm vụ mình phải làm. Có rất nhiều lý do khiến bạn không chú ý những gì người khác đang nói nhưng mọi người sẽ luôn cho rằng bạn không nghe vì bạn không hiểu hoặc không quan tâm. Và dù sao thì việc nhìn vào khoảng không vô định cũng khiến bạn trông giống như người mất hồn, không được thông minh cho lắm.
4. Nói quá nhiều
Nói quá nhiều dễ bị đánh giá là thiếu tinh tế, sắc sảo. Một nguyên tắc nhỏ là không bao giờ nói nhiều hơn những gì cần được nói. Khi bạn nói một cách ngắn gọn, bạn cho mọi người thấy rằng bạn có thể tổng hợp những suy nghĩ của mình và giải thích chúng một cách dễ hiểu nhất. Bạn biết những gì là quan trọng và cần phải được nói, bạn biết những gì có thể tự suy ra và không cần phải giải thích.
Nếu bạn cứ nói mà không nghĩ về những gì mình đang nói, mọi người sẽ cho rằng bạn là người nông cạn, ruột để ngoài da.
5. Nói quá ít
Ngược lại, nói quá ít cũng không được mọi người đánh giá cao. Những người im lặng trong các cuộc trò chuyện thường bị nghĩ rằng không có điều gì quan trọng để nói, không có chính kiến hoặc bất lịch sự. Dù bạn biết rằng sự im lặng, xấu hổ hay hướng nội của bạn không phải là dấu hiệu của sự kém thông minh nhưng không nhiều người nghĩ thế.
Vì thế, trong một cuộc đối thoại, thỉnh thoảng bạn cũng nên mở lời. Bạn không cần phải nói nhiều, chỉ cần nói đủ để mọi người biết rằng bạn đang lắng nghe và cũng có một vài giải pháp thông minh cho những gì mọi người đang thảo luận.
6. Đánh giá người khác
Không phán xét bất cứ ai, bất cứ điều gì sẽ an toàn và thông minh hơn. Không ai trong chúng ta có ý tưởng sẽ sống cuộc sống của người khác. Khi bạn phán xét một ai đó, bạn đã giả định rằng họ cũng có những đặc quyền mà bạn được hưởng trong suốt cuộc đời mình. Bạn đang đánh giá họ theo tiêu chuẩn của riêng bạn. Bạn nên nhớ 7 tỷ người trên thế giới có 7 tỷ cách sống khác nhau.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp