Nếu bạn hay ấp úng và “à”, “ừm” khi nói chuyện, tôi sẽ chỉ cho bạn cách để giao tiếp lưu loát nhất

Cai Thien Ky Nang Giao Tiep.jpg
Rất nhiều người gặp rắc rối trong giao tiếp, họ thường xuyên phát ra những tiếng “à” hay “ừm” mỗi khi ngập ngừng, nhưng may mắn là có cách để “chữa” được căn bệnh này.

Trong những cuộc đối thoại, những từ như “à”, “ừm” thường xuyên xuất hiện. Chúng giống như những nhịp nghỉ để ta kịp suy nghĩ về những gì sẽ nói tiếp theo. Điều này trong giao tiếp bình thường không mấy tai hại vì người đối diện có thể bỏ qua cho bạn. Thế nhưng, khi bạn phát biểu trước đám đông, việc ấp úng, ngập ngừng này khó có thể chấp nhận được. Vậy làm thế nào để loại bỏ chúng khỏi vốn từ?

Dưới đây là chia sẻ của Lisa B. Marshall về một cuộc gặp của cô với vị giám đốc cấp cao của một ngân hàng thế giới. Lisa B. Marshall là huấn luyện viên giao tiếp, người chuyên nghiên cứu các cuộc hội thoại và tư vấn để giúp khách hàng có được sự tự tin khi nói chuyện.

Lisa lập tức bất ngờ với những gì mà vị giám đốc kia vừa nói. Cô không tin rằng một lãnh đạo lại có thể ấp úng như thế khi phát biểu trước một nhóm người nhỏ.

“Ừm”… “à”…, những từ huỷ hoại thanh danh

Là một người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, một giám đốc của công ty lớn và vị giám đốc kia nói chuyện như một cô gái nhỏ. Những câu nói của ông có quá nhiều khoảng ngừng khiến cho nội dung truyền thể không thông suốt và nó làm hỏng mất thanh danh của ông.

Lisa cho rằng những từ trên thường nằm ở cuối mỗi câu. Chỉ vì những cụm từ ngắt trên mà các học viên khác trong lớp bắt đầu có dáng vẻ nghi ngờ, liệu ông có phải là giám đốc hay không? Liệu ông có thật sự quản lý 500 người hay không?

Những khoảng ngừng đáng sợ

Những khoảng ngừng này làm hỏng thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Cho dù nó là một từ không liên quan hoặc một đoạn dừng quá dài, nó khiến người nghe bị phân tâm và làm mất trọng tâm những gì bạn muốn nói.

Trong thực tế, con người khắp nơi trên thế giới có những cách khác nhau để bù lấp khoảng ngừng cho bản thân. Tại Anh, người ta dùng từ “uh”, người Thổ Nhĩ Kỳ dùng “mmmmm”, người Nhật nói “eto” hay “ano”, người Tây Ban Nha nói “esto”, người Thuỵ Điển nói “eh, ah, aah, m, mm, hmm”, người Việt Nam thì ậm ừ.

Dưới tư cách là một huấn luyện viên kỹ năng giao tiếp, Lisa cho rằng những khoảng ngừng trên xuất hiện khi con người hồi hộp. Đối với một số người, những khoảng ngừng trên là dấu hiệu duy nhất cho thấy họ đang lo lắng.
 

Vậy, phải làm thế nào để tránh được những sai lầm trong giao tiếp trên? Làm sao để giảm thiểu những khoảng ngừng đáng sợ này? “ừm”… dưới đây là một số cách.

 

> Kỹ năng giao tiếp: Truyền đạt & Lắng nghe
> Tất cả những người thành công khi giao tiếp đều có 9 thói quen này!

> Phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

 

1. Xác nhận được thói quen dùng từ của bản thân

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất, bạn cần xác định được thói quen dùng những từ ngập ngừng của bạn. Cách đơn giản nhất để tìm ra nó là gì, hãy hỏi những người thường xuyên nói chuyện trực tiếp với bạn hoặc hãy thử nói chuyện với một người lạ xem khi ấp úng bạn hay làm gì.

2. Hãy tập nghe cách bản thân nói chuyện

Nếu bạn muốn “chữa” được căn bệnh ấp úng này, thật sự muốn chữa, rất muốn chữa. Bạn phải chấp nhận tốn công cho những cuộc đối thoại của bản thân. Mỗi khi gặp ai đó không quen biết hoặc nói về những thứ bạn không tự tin, hãy lấy điện thoại ra và ghi âm lại toàn bộ cuộc nói chuyện. Sau đó nghe thật kĩ những đoạn ấp úng của mình.

Chỉ sau một khoảng thời gian nghe, tập luyện… bạn sẽ biết được rắc rối của mình. Và đó chính là thứ bạn cần, sự nhận thức về vấn đề. Bạn phải biết về rắc rối của mình trước khi sửa được nó.

3. Làm thế nào để giảm những khoảng ấp úng này

Sau khi đã làm xong bài tập trên, giờ thứ bạn cần là loại bỏ những khoảng ấp úng, ngăn cho chúng không bay khỏi miệng. Cách thức hiệu quả nhất là khi ấp úng, đừng nói gì cả, hã tạo những khoảng trống yên tĩnh. Nghe có vẻ đơn giản nhưng khi bạn áp dụng vào thực tế sẽ khá buồn cười.

Thế nhưng, khi bạn quen với những khoảng yên lặng trên, bạn sẽ dần nhận thấy rằng khoảng thời gian yên lặng dần ngắn lại. Một khi luyện tập đủ, nó sẽ tự động biến mất và bạn sẽ không còn ngại ngùng khi giao tiếp nữa.

4. Suy nghĩ kĩ trước khi nói và chỉ nói những gì mình nghĩ mà thôi

Ông cha ta có câu “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, trong thực tế cũng vậy, đừng quá tham lam trả lời luôn những gì người khác hỏi. Khi không có câu trả lời được chuẩn bị trước, khi suy nghĩ còn chưa vững vàng, những thứ bạn nói ra cũng sẽ lung lay như suy nghĩ của chính bạn vậy.

Khi bạn muốn nói gì với ai đó, hãy nghĩ trong đầu trước xem định nói những gì. Bạn sẽ chỉ mất vài giây để nghĩ thôi và người đối diện sẽ không trách bạn vì điều này đâu. Một khi đã nghĩ xong, hãy nói toàn bộ những gì mình vừa nghĩ, đừng cố bôi thêm, nói những gì đã chuẩn bị trước mà thôi. Khi gặp vấn đề, hãy sử dụng khoảng yên lặng giống như phần trên để tiếp tục suy nghĩ. Kết hợp với luyện tập, khả năng giao tiếp của bạn sẽ tăng cao và những từ “à”, “ừm” sẽ biến mất mãi mãi.

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Tin Tổng hợp

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Tin Tổng hợp

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Tin Tổng hợp

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Những điều bạn cần biết về Stress

Tin Tổng hợp

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Tin Tổng hợp

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Tin Tổng hợp

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

Tin Tổng hợp

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Tin Tổng hợp

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger