Lời dạy về hạnh phúc của Gandhi

021.jpg
“Ghét tội lỗi, nhưng yêu người phạm lỗi.” (Gandhi)

1. Phạm sai lầm
“Tự do chẳng có giá trị gì nếu không bao gồm quyền tự do có thể phạm sai lầm.” (Gandhi)
Trong cuộc sống gia đình, ngoài xã hội, hay ở nơi làm việc, chúng ta luôn có thể phạm sai lầm. Chẳng phải ngạn ngữ vẫn dạy ta rằng: “Nhân vô thập toàn”, và “Sai lầm là thuộc tính của con người”? Trong lịch sử, có vĩ nhân nào đạt đến thành tựu lớn mà không phạm sai lầm và chưa từng thất bại? Chúng ta không nên băn khoăn lo sợ về việc phạm sai lầm, kẻo lại tạo thêm cho ta lắm phiền muộn và stress, thay vào đó hãy tĩnh tâm và nhìn lại mình, nhận ra sai trái, và tìm hiểu nguyên nhân. Vấn đề đặt ra là chúng ta có biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm đã qua không? Những bài học nào ta học được từ các sai lầm ấy có giúp ta sửa mình, tránh vết xe đổ, cải thiện, và làm tốt hơn.

2. Hiểu biết
“Ghét tội lỗi, nhưng yêu người phạm lỗi.” (Gandhi)
Một trong những bài học quan trọng nhất của Gandhi là sự hiểu biết và lòng khoan dung. Trong cuộc đời của chúng ta, từ tuổi 16, 17 đến khi trưởng thành và có tuổi, ở học đường, nơi làm việc hay trong giao tiếp xã hội, ta gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều người, trong đó có người ta không hợp tính, và thực sự không thích họ. Ta hay họ có thể phạm lỗi và bất đồng- là chuyện thường tình, rồi từ đó có thể tranh cãi.
Gandhi khuyên chúng ta hãy nhìn vào lầm lỗi chứ đừng nhìn vào con người phạm lỗi. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân và động cơ của sai lầm, biết nhận ra sự yếu đuối nơi người và ở mình, để rồi tha thứ với lòng khoan dung như đối với anh em, với chính mình. Như thế là phát triển tình yêu thương thay vì ghét bỏ và thù địch. Nhớ rằng người nào la mắng, sân hận với mình cũng rất bất hạnh và đau khổ, chỉ vì vô minh, thiếu hiểu biết khiến người ấy phải la hét.
 

021

3. Tự phụ và kiêu ngạo
“Thực thiếu khôn ngoan khi quá chắc chắn về sự thông thái của bản thân. Tốt hơn hãy nhớ rằng người mạnh mẽ nhất có thể yếu đuối, và người khôn ngoan nhất vẫn có thể sai lầm” (Gandhi)
Không ai thích người tự phụ bên mình. Nếu phải giao tiếp hay làm việc suốt ngày với người tự phụ có thể khiến ta phiền lòng. Tưởng tượng xem trong một nhóm làm việc cùng nhau trong một dự án hay kế hoạch, người kiêu ngạo có tôn trọng ý kiến người khác chăng, hay chỉ áp đặt ý kiến của mình và đặt cái tôi của mình lên trước. Nếu bạn thấy khó chịu trong những trường hợp như thế, bạn càng phải thực hành tính khiêm nhường. Bạn sẽ hạnh phúc hơn nhiều ở cơ quan nếu bạn có một nhân cách khiêm tốn và biết thông cảm cho điểm yếu của người khác. Bạn sẽ được nhiều người yêu mến, được lắng nghe, và bạn sẽ có cơ hội học hỏi để biết về mình nhiều hơn.

4. Tha Thứ
“Người yếu đuối không bao giờ biết tha thứ. Tha thứ là thuộc tính của người mạnh mẽ.” (Gandhi)
Các bất đồng dễ sinh ra tranh chấp và cãi vã, trong gia đình hay tại cơ quan với đồng nghiệp. Mọi việc sẽ căng thẳng và va chạm có thể khiến bạn và người đều bị tổn thương. Trong tình huống ấy, Gandhi dạy chúng ta phải bình tĩnh. Thay vì dùng vũ lực, hãy dùng tình thương yêu và sự tha thứ. Người biết tha thứ mới là người mạnh mẽ và chiến thắng bằng cách cư xử ôn hòa. Phải tránh tình huống cả hai đều nóng giận, và nếu người kia sắp bùng nổ, xin đừng châm ngòi nổ của mình. Hãy im lặng tránh đi, đợi đến khi sự việc qua đi và không khí dịu êm hơn, tìm lời giải thích và một tiếng nói chung. Tha thứ sẽ khiến ta cảm thấy bình an và có thể đánh thức tính bất hại trong tâm (heart) và thức (mind) của người kia.

5. Hãy là người dẫn đường của chính mình
“Bạn phải thay đổi theo cách mà bạn muốn thế giới thay đổi.” (Gandhi)
Có lẽ câu danh ngôn này là một trong những câu nổi tiếng nhất của Gandhi. Chính câu nói này đã khơi nguồn cảm hứng và sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới làm nên những điều quan trọng và lớn lao cho cuộc đời họ, bằng cách thúc đẩy họ tự thay đổi. Trong gia đình bạn hãy là người thay đổi như bạn muốn đối với những người thân yêu của bạn; chẳng hạn: siêng năng, trung thực, biết yêu thương, có trách nhiệm.
Tương tự, bạn cũng hành xử như thế ở cơ quan. Hãy thể hiện và cho đi con người tốt nhất của bạn trong công việc và các mối quan hệ toàn tâm toàn ý. Nếu bạn không thích ngồi tán chuyện thiên hạ, đừng tham gia vào hội nói sau lưng. Nếu chán ngán cái cảnh thấy người ta bè phái, thì bạn lên tiếng rằng mình không gia nhập. Nếu không tán thành tình trạng vô trách nhiệm, làm việc qua loa, bạn hãy làm việc thực tích cực với trách nhiệm cao nhất. Chớ đợi người khác thay đổi. Hãy bắt đầu từ chính bạn cho những thay đổi bạn muốn xảy ra.

6. Thù hận
“Mắt đổi mắt chỉ làm cho thế giới mù lòa.” (Gandhi)
Đừng hành xử theo kiểu giang hồ: “Ăn miếng trả miếng”. Đừng tìm kiếm sự trả thù nếu có ai đó bất mãn với ta, hay vô tình có lỗi với ta. Hoặc nếu người bạn cùng phòng được đề bạt sớm hơn mình, chớ ghen tị. Người ấy chẳng có lỗi gì cả. Chính chúng ta với sự đố kỵ, cố chấp, hẹp hòi, mới chịu trách nhiệm với những suy nghĩ độc hại của việc trả thù hay trả đũa. Luôn cố gắng đẩy những hạt giống tiêu cực như ghen tị, cố chấp, thù hằn,…
Những ý nghĩ này vô cùng tai hại làm cho người nuôi chúng nặng nề, đầy thù hận, vô minh và có thể hành động nông nổi, mù quáng, gây đau khổ tổn thương cho người khác. Xét cho cùng, mọi việc đều có thể giải quyết một cách êm đẹp bằng sự thông cảm trong hòa bình.

7. Chân thực
“Một lời phủ định “Không” thốt ra từ sự xác quyết sâu sắc nhất tốt hơn là một lời nói “Có” chỉ để làm vừa lòng, hay còn tệ hơn, để tránh rắc rối.” (Gandhi)
Đôi khi ta có khuynh hướng nói những lời chỉ để làm vui lòng người. Có đôi trường hợp ta cho là một lời nói dối vô hại tốt hơn là nói thực vì nó giúp chúng ta tránh được một tình huống khó chịu. Nhưng sự thực Gandhi dạy chúng ta không nên nói dối mà hãy luôn trung thực. Thường thì 9/10 trường hợp những lời nói dối vô hại ấy sẽ có tác dụng ngược khi chúng ta không trung thực với người khác hay với chính mình.

8. An bình nội tâm
“Mỗi người phải tìm được sự an bình nội tại của mình. Và sự an bình thực sự không thể bị tác động bởi hoàn cảnh ngoại tại.” (Gandhi)
Chúng ta phải hiểu rằng hạnh phúc thực sự đến từ việc làm chủ những ý nghĩ và trí óc của mình (thức). Điều gì đang diễn ra quanh bạn không quan trọng; nếu bạn làm chủ được thần thức của mình, bạn sẽ không bị ảnh hưởng. Nếu bạn không làm chủ tư duy của mình, bạn sẽ dễ bị chao đảo, cuốn trôi theo cơn lốc của những thay đổi trong dòng chảy cuộc đời, hay ở cơ quan. Thậm chí một chút phiền hà nho nhỏ cũng có thể phá hỏng cả một ngày của bạn.Vì thế hãy cố gắng để đạt được sự an bình nội tâm.
Khi bạn cố gắng thực hiện 8 lời dạy của Gandhi cũng chính là bạn đang nuôi dưỡng những hạt giống tích cực: cảm thông, khoan dung, tha thứ, khiêm nhường, nhẫn nhịn, yêu thương, v.v … đồng thời làm tăng trưởng chúng, những nhân tố tích cực của hạnh phúc.

Tin Tổng hợp

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Những điều bạn cần biết về Stress

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *