Một vài người bạn hỏi tôi: “Tớ làm ở tập đoàn A. này chán quá, lương thì ổn hật nhưng chẳng nhìn thấy cơ hội thăng tiến gì cả, vì ngày nào tớ cũng chỉ làm đúng một cái việc Y này thôi. Tớ thấy công ty B. đang tuyển người, công ty tuy nhỏ nhưng vị trí khá hay, được va chạm nhiều, học hỏi nhiều… Liệu tớ có nên nghĩ đến chuyện chuyển việc không?”. Đoán chắc, đây là băn khoăn của rất nhiều người trẻ giữa việc chọn lựa một công ty lớn hay một công nhỏ để gắn bó, phát triển sự nghiệp.
Khi mới ra trường, tôi đi làm luôn ở một tập đoàn khá to. Công việc tuy không phải thuộc dạng vạn người mê, nhưng đại loại cũng được nhiều người khao khát. Công ty trả lương tốt, chế độ tốt, nói chung khó tìm ra điểm gì để phàn nàn. Chỉ trừ việc công việc (theo tôi nghĩ lúc ấy): Quá một màu.
Tôi khi ấy không nhìn ra cơ hội thăng tiến nào. Tôi cho là việc tiến thân ở đây quá mất thời gian. Hồi ấy tôi nghĩ rằng mình học bao nhiêu năm, đạt bao nhiêu giải thưởng, bằng cấp này kia, mà bây giờ lại phải đi làm cái việc “vặn chặt con ốc số 43” này à. Tôi hiếu thắng, trong thâm tâm luôn nghĩ bản thân phải tham gia vào các chiến lược này, dự án nọ… để thăng tiến thật nhanh. Lại thêm các đồng nghiệp, gia đình, họ hàng, bạn bè suốt ngày ca ngợi tôi, đưa tôi lên làm tấm gương sáng về sự giỏi giang, thành đạt làm tôi, thẳng thắn mà nói, bị ảo tưởng về bản thân.
Tôi quyết định nghỉ ở tập đoàn này và đi làm cho một công ty khác, nhỏ hơn rất nhiều, nhưng với một vị trí rất oai: Trưởng bộ phận dự án.
Mới vào việc, tôi thấy khá ổn. Tôi được trực tiếp làm việc với tổng giám đốc, được gặp gỡ với các phòng ban, và đúng là tôi được phụ trách các dự án theo như chức danh.
Mọi việc rất suôn sẻ trong tuần đầu tiên.
Tuần thứ hai tôi bắt đầu lờ mờ nhận ra có gì đó không ổn.
Các tuần sau, sự nghi ngờ trong tôi ngày càng lớn dần.
Từ việc các phòng ban không ăn ý với nhau, tranh chấp giữa các lãnh đạo, rồi nhân viên nghỉ cứ nhon nhót, cho đến việc… chậm lương. Đến hết tháng thứ 2, tôi mới vỡ lẽ: Thế quái nào người ta lại tuyển một cô sinh viên mới ra trường một năm vào vị trí này được?
Tuy vậy, tôi vẫn cố gắng ở lại và nghĩ rằng, có thể tôi đang nhụt chí quá sớm. Tôi cam kết với bản thân sẽ làm hết 1 năm hợp đồng ở đây, để ít nhất có thể chắc chắn rằng tôi không phải kẻ bỏ cuộc. Nhưng thực tế là tôi làm đến tháng thứ 10 thì out đi làm chỗ khác.
Câu chuyện khá dài, tôi chỉ tổng kết một vài ý chính về lý do tại sao tôi out khỏi công ty nhỏ:
– Sếp: Tranh chấp với nhau rất nhiều, không rõ ràng trách nhiệm của từng người và từng bộ phận. Việc tranh chấp ở đâu cũng có, nhưng người ta thường phải hạn chế tối đa điều này bằng cách phân chia trách nhiệm rõ ràng. Việc đấu đá như vậy chỉ khiến công ty đi xuống.
– Công việc: Một điều thường thấy ở các công ty kiểu này, đó là hay đẻ ra những việc khá quái dị mà chỉ mình công ty ấy mới có. Đi công ty khác, bạn không làm được gì với kinh nghiệm đó. Thực ra thì việc chuyên môn hóa là xu hướng chung, các bạn không nên sợ việc này. Nhiều bạn ca thán về việc chỉ được làm một task duy nhất, nhưng từ kinh nghiệm của tôi, thì đúng là “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, và cái nghề nào chỉ dùng được ở một nơi thì xứng đáng vứt đi.
– Đồng nghiệp: Thực tế mọi người ở công ty đó khá dễ tính, hòa đồng, không có kiểu “ma cũ bắt nạt ma mới” hay gì. Nhưng vấn đề là họ không chuyên nghiệp. Đang làm việc yên tĩnh, một người có thể thoải mái cất cao giọng buôn chuyện điện thoại, hoặc quay sang tán gẫu. Chẳng ai buồn nhắc nhở. Và tôi không cảm thấy mình có thể học hỏi gì về mặt chuyên môn từ họ. Tôi còn cảm thấy bản thân bị sức ỳ, sự lười biếng của họ làm ảnh hưởng. Nghe chướng tai nhưng đó là sự thật: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
– Sự thăng tiến: Nói ngắn gọn: Trò lừa. Nếu không đủ khả năng vươn lên ở các công ty lớn với cơ hội rõ ràng, thì ở các công ty nhỏ, việc này thậm chí còn khó hơn.
– Mức lương: Cái này là lí do chính đây. Lương ở các công ty nhỏ khá bình thường, mặc dù ban đầu được hứa hẹn khá hoành tráng, tăng lương theo project. Cuối cùng chỉ là trò mèo. Thực tế thì không phải do họ không có tiền, mà do sự phân bổ nhân sự kém. Đây cũng là lí do mà họ chỉ tuyển được những người ở mức bình thường, thậm chí kém nếu so với mặt bằng chung.
Ngoài ra, trong quá trình đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường có xu hướng xem nhẹ ứng viên đến từ những công ty nhỏ. Tôi từng nhận được ánh mắt hơi dè bỉu từ một chị HR, và sau đó chị hỏi: “Ủa công ty này nó làm cái gì vậy? Chị chưa nghe bao giờ. Có vẻ không chuyện nghiệp lắm”.
Ở đây tôi không khẳng định hay khái quát chung cái gì cả. Câu chuyện của tôi khá cá nhân. Cơ bản thì cái nhìn của tôi ở đây hơi cực đoan, vì tới bây giờ tôi vẫn chưa quên được thời gian ác mộng đó. Nhưng tôi tin đây không phải là vấn đề của riêng một công ty dạng nhỏ nào. Nhiều người đã tâm sự với tôi về điều này. Tất nhiên làm ở đâu còn phụ thuộc vào nhiều cái như khả năng, thời điểm, và sự may mắn. Nhưng yếu tố logic cơ bản nhất, đó là ngay tại công ty lớn mà bạn không thấy được khả năng, cơ hội phát triển, thăng tiến thì cũng đừng hy vọng nhiều vào việc sẽ làm nên chuyện ở một công ty bé – họ không có đủ điều kiện như bạn tưởng đâu.
Vì vậy các bạn hãy suy nghĩ thật kỹ khi lựa chọn làm việc cho một công ty bất kỳ nào đó nhé.
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, YBox – YouthConfessions)
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp