Làm thế nào khi anh chị em tị nạnh đồ chơi?

014.jpg
Bé hay ganh tị và tranh chấp với nhau là hiện tượng rất thường bắt gặp trong các gia đình có nhiều con, đặc biệt là có các con gần tuổi nhau. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thì có rất nhiều nhưng chung quy là bản thân các bé thầy mình không được đối xử một cách công bằng với anh (hoặc em). Hiện tượng này như đổ thêm dầu vào lửa khi người lớn trong gia đình không tinh ý, giải quyết những mâu thuẫn này một cách không khéo léo, tinh tế, đặc biệt là khi trong gia đình vẫn còn quan niệm con trai, con gái hay con út nên có sự quan tâm, chiều chuộng hơn…

Để hạn chế tính tranh chấp ở các con, trước hết, bố mẹ cần phải thật công minh, công bằng trong đối xử với các con. Từ cách nói chuyện đến việc nên có những nguyên tắc nhất định trong phân công, giao nhiệm vụ hay mua sắm cho các bé… Đối với những việc mới phát sinh, bố mẹ cũng cần cân nhắc, khéo léo để khi được nhờ vả, bé không cảm thấy mình bị phân biệt đối xử.
 

014

Trường hợp bé này được, bé kia không bố mẹ phải giải thích cho các bé hiểu lý do vì sao bố mẹ phải làm như vậy để bé biết thông cảm với anh (hoặc em) của mình. Trong cư xử với các con cũng cần thiết tránh những gần gũi quá mức với mtộ bé, tránh không để các con có cảm giác bố mẹ thương em hoặc em hơn mình. Đối với con trai lớn, bố mẹ cần phải giúp bé hiểu rằng, đã là anh, là con trai cần phải biết giúp đỡ và nhường nhịn em gái, không nên bắt nạt em.

Bố mẹ nên giữ thái độ ôn hòa, tránh la mắng quát tháo khi giải quyết những xung đột và tranh chấp giữa các con. Khi mâu thuẫn xảy ra, bố mẹ cần giữ vai trò là trọng tài chính, cần lắng nghe ý kiến của con để đưa ra hướng hòa giải. Hãy giúp các con tin tưởng rằng, bố mẹ không hề muốn các con cãi nhau nhưng lúc nào bố mẹ cũng sẵn sàng nghe ý kiến và hòa giải công bằng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *