VẬN DỤNG KỸ NĂNG CŨ THEO CÁCH MỚI
Đôi khi nghe những tâm sự của vợ, người chồng cảm thấy phức tạp, không biết mình phải làm gì mới có thể giúp được cô ấy. Bên cạnh đó, vì không nắm được kỹ năng né tránh, nên càng thể hiện sự quan tâm, anh càng thấy bị tổn thương bởi nghĩ cô đang chỉ trích anh.
Trong môi trường làm việc, nam giới dễ né tránh công kích hơn vì khi đó họ chỉ tập trung vào hiệu quả công việc, không bị chi phối bởi các mối quan hệ bên ngoài. Tuy nhiên, trong tình cảm vợ chồng, họ bộc lộ bản thân nhiều hơn và cũng dễ bị tổn thương hơn.
Vì vậy, người vợ nên vui vẻ cho chồng biết nhu cầu của mình trước khi bắt đầu câu chuyện. Với cách diễn đạt nhẹ nhàng, dễ hiểu, cô sẽ giúp anh thoải mái lắng nghe, không phải chật vật đoán xem vợ đang cần gì. Đây là chiến lược mới dành cho nữ giới. Khi đã nắm bắt được kỹ năng này, họ sẽ tự do thể hiện cái tôi “nữ tính” hơn.
Dù là chiến thuật mới, nhưng “chuẩn bị tâm lý” thực ra là một kỹ năng từ cổ xưa người phụ nữ đã rất thành thạo. Điều này xuất phát từ thực tế cuộc sống, họ luôn phải trù liệu, lo lắng cho tương lai. Thêm vào đó, bản năng phụ nữ đòi hỏi họ phải biết chuẩn bị.
Ngày nay, trách nhiệm thường ngày của phụ nữ vẫn phản ánh xu hướng lo toan này. Để vun đắp cho gia đình và bản thân, họ phải lo chuẩn bị từ bữa ăn đến việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa sao cho sạch đẹp và thoải mái. Khi làm mẹ, họ phải chăm sóc cho con từng chút một. Khi hướng dẫn con tự vui đùa, họ không chỉ có mặt ở bên con mà còn lo chọn cho con từng món đồ chơi, tạo môi trường thích hợp cho con. Rồi để dạy con đọc chữ, trước hết người mẹ phải đọc sách cho con nghe để chúng làm quen dần.
Nhìn chung, bản tính cố hữu của người phụ nữ là biết lo toan, chuẩn bị. Tuy nhiên, một trong những nỗi thất vọng thầm kín lớn nhất là họ không biết phải chuẩn bị tâm lý cho người đàn ông của mình ra sao để anh chú ý lắng nghe. Do không nắm bắt được sự khác biệt về tâm lý ở đối phương nên nữ giới thường cảm thấy khó khăn, không biết phải bắt đầu câu chuyện như thế nào. Họ ngây thơ cho rằng nếu chồng yêu mình, hẳn anh sẽ đọc được tâm trạng của mình và hiểu những điều mình nói.
Phụ nữ tuyệt đối không nên cho rằng người bạn đời nếu yêu mình thì đã biết rõ nhu cầu của mình, không cần phải nói nữa
Trong thực tế, cũng có một số người phụ nữ để ý và cố gắng chuẩn bị tâm lý cho chồng trước khi đi vào vấn đề chính. Tuy nhiên, do cách tiếp cận không hợp lý, nên họ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Chẳng hạn, việc hỏi thăm thật nhiều về ngày làm việc của chồng, không hẳn sẽ tạo tiền đề tốt để anh lắng nghe, mà có khi nó chỉ khiến anh mệt mỏi hơn.
Một người đàn ông thông minh, có thiện chí đôi khi cũng không hiểu được người phụ nữ của mình thực sự cần gì. Khi chị tâm sự, anh liên tục đưa ra ý kiến nhận xét, điều chỉnh, và giải pháp. Thế nhưng đáp lại, chị lại cho rằng: “Anh chẳng hiểu gì cả”. Câu nói khiến người đàn ông lập tức rút vào thế thủ, vì theo anh, như vậy chẳng khác nào vợ cho mình là kẻ ngốc, không giúp gì được cho cô ấy.
Ngược lại, điều phụ nữ than phiền nhiều nhất là bị chồng hiểu nhầm. Họ nói câu nói trên như một phản xạ rất bình thường mà không nghĩ rằng câu nói đó không những vô tình chứa đựng hàm ý trách móc, phê phán mà còn rất vô lý với anh.
Đối với người chồng, trước đó có thể anh tỏ ra quan tâm, chia sẻ với những bức xúc của vợ, nhưng do lòng tự ái bị đụng chạm, anh sẽ chuyển sang đấu tranh, bảo vệ lẽ phải của mình. Kết quả là, từ ý nguyện ban đầu là giúp đỡ, động viên vợ, anh lại rơi vào cuộc tranh cãi gay gắt.
LÀM SAO ĐỂ NAM GIỚI LẮNG NGHE?
Khi nói “Anh chẳng hiểu gì cả” thực ra ý của chị là “Anh không hiểu lúc này em chẳng cần giải pháp gì hết, đơn giản em chỉ muốn nói chuyện mà thôi”. Nhưng người chồng lại cho rằng vợ không trân trọng đề xuất của mình và lên tiếng thanh minh, tranh cãi về giá trị của ý kiến đó.
Do đó, để bạn đời hiểu được nhu cầu thực sự của mình, phụ nữ đừng bao giờ dùng lối phủ định sạch trơn kiểu này. Bản tính người đàn ông khó chấp nhận lời buộc tội phủ đầu như vậy.
Những lúc người vợ chỉ cần chồng im lặng lắng nghe nhưng anh lại say sưa đưa ra cách giải quyết vấn đề, tốt nhất chị nên vận dụng kỹ năng quan hệ tình cảm mới để tránh làm mất lòng chồng, đồng thời tạo điều kiện để anh hỗ trợ, thông cảm với chị nhiều hơn. Vận dụng kỹ năng “tạm dừng” để “chuẩn bị tâm lý” lắng nghe cho chồng, câu chuyện của chị sẽ không bị cắt ngang bởi những đề xuất anh đưa ra.
Khi vợ sớm nói rõ rằng mình không cần giải pháp, người chồng sẽ dễ dàng chuyển từ xu hướng “giải quyết vấn đề” sang “lắng nghe” mà không phải rơi vào cảm xúc khó chịu. Chẳng hạn, một người đàn ông sau một hồi lắng nghe và đưa ra ý kiến mới biết là vợ không cần đến cách giải quyết của mình, hẳn anh sẽ thấy mình lố bịch và mất hết hứng thú tiếp tục trò chuyện.
Thỉnh thoảng, khi Bonnie tâm sự về những khó khăn, dù bản thân đã nắm khá rõ và tư vấn cho nhiều người về kỹ năng tình cảm mới, nhưng tôi vẫn có lúc quên và lại tiếp tục đề xuất cách giải quyết. Thay vì phản ứng lại, Bonnie tạm dừng câu chuyện nhắc tôi nên làm gì để hỗ trợ cô ấy. Chẳng hạn, lấy giọng vui vẻ, Bonnie bảo: “Ồ, anh không phải giải quyết chuyện này, chỉ là em muốn nói chuyện với anh thôi. Anh hãy nghe em nói nhé!”. Tất nhiên, ngay sau đó tôi sẵn sàng và vui vẻ đáp ứng nhu cầu của vợ.
Biết yêu cầu một cách khéo léo, nhẹ nhàng, tự nhiên, cũng có nghĩa là người vợ biết bỏ qua sai lầm của chồng và tạo điều kiện để anh hỗ trợ mình nhiều hơn về mặt tinh thần!
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp