Kỹ năng sống trong tập thể

1 9.jpg
Bước vào giảng đường đại học có nghĩa là một cuộc sống tập thể với những mối quan hệ đa dạng đang chờ đón bạn. Bạn sẽ làm quen với những người bạn mới cùng lớp, cùng khoa, cùng phòng trọ/ký túc xá… đến từ nhiều tỉnh thành, vùng miền khác nhau với những cá tính khác nhau. “Kiềm chế cái tôi của mình để hòa nhập vào cái chung” không phải là một việc dễ dàng.
 Sau đây là một số gợi ý cho các bạn về kỹ năng ứng xử trong đời sống tập thể:
 

1

1. Chuyển riêng thành chung
Nếu ở nhà, bạn có thể ăn hết một cái bánh mà chẳng cần chia sẻ với ai, có thể bật nhạc to hết cỡ thậm chí có thể nhảy nhót theo nhạc một cách thoải mái, thế nhưngkhi sống trong tập thể, mọi chuyện sẽ có chút thay đổi.
Có rất nhiều chữ “chung” mà bạn phải tập quen dần như ăn chung, dùng chung… Một phòng có 4 người, bạn chẳng thể nào sở hữu cả một túi cam to đùng mà không chia sẻ với ai, cũng chẳng thể nào chiều theo sở thích của riêng mình nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều người khác.

2. Nhưng vẫn tôn trọng cái riêng
Tuy sống tập thể là phải làm quen với chữ chung nhưng những vấn đề riêng tư của mỗi người vẫn rất cần được coi trọng. Chia sẻ với nhau như người thân nhưng không có nghĩa can thiệp vào những chuyện riêng tư của người khác. Mỗi người đều cần có những khoảng không riêng, chẳng hạn như chuyện riêng trong gia đình, những cảm xúc vui buồn bất chợt… thậm chí là vật dụng cá nhân.

3. Chia sẻ và yêu thương
Đó chính là bí quyết quan trọng nhất giúp bạn thực sự tìm được gia đình thứ hai trong môi trường tập thể. Đừng ngần ngại chia sẻ và mở lòng ra với mọi người, bạn sẽ cảm nhận được sự gắn bó, hòa nhập giữa mình và tập thể. Nấu giúp bạn mình một chén cháo khi bạn ốm, hỗ trợ tiếng Nhật nếu bạn còn hạn chế,… Làm được những điều này, bạn sẽ thấy tâm hồn mình rất thoải mái. Và bạn đã góp phần làm cho nơi sống của mình một không khí thoải mái và yêu thương. Thậm chí khi bạn cảm thấy không hài lòng với tập thể mình đang sinh sống, hãy thử tìm hiểu họ và dùng sự chân thành của mình để gắn kết các thành viên lại với nhau và với chính bản thân mình.

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Tin Tổng hợp

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Tin Tổng hợp

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Tin Tổng hợp

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Những điều bạn cần biết về Stress

Tin Tổng hợp

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Tin Tổng hợp

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Tin Tổng hợp

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

Tin Tổng hợp

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Tin Tổng hợp

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger