Kỹ năng nói “Không”

1628803983 1 8.jpg
Có thể nói kỹ năng nói “KHÔNG” đóng vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp. Có bao giờ bạn cảm thấy khó chịu khi muốn nói “KHÔNG” từ chối một ai đó nhưng không thể mở lời và kết quả là phải đáp “KHÔNG” thành “CÓ”? Tại sao như vậy? Phải chăng, bạn không muốn làm mích lòng người khác hay làm người khác buồn?
Vậy làm thế nào để bạn có thể tự tin nói “KHÔNG” và người khác cũng cảm thấy thoải mái khi tiếp nhận sự từ chối? Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ bàn về vấn đề này.

1. Tại sao chúng ta cảm thấy khó nói “KHÔNG”?
Ở các nước phương Tây, nói “KHÔNG” là việc làm bình thường và diễn ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng lại rất e ngại với cách làm này. Văn hóa người Việt Nam mang tính cộng đồng làng xã và coi trọng chữ “TÌNH’ hơn là chữ “LÝ” (“mình vì mọi người và mọi người vì mình”, “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”). Điều này thể hiện nét đặc trưng về tâm lý tiểu nông. Mặc dầu, đã bước vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhưng chúng ta vẫn chịu sự ảnh hưởng không nhỏ bởi những đặc điểm của tâm lý tiểu nông. Trong đề tài này, chúng ta sẽ không bàn về tâm lý tiểu nông hay đặc điểm của tâm lý tiểu nông. Chúng ta sẽ bàn đến vấn đề này trong thời gian gần đây.

Chính vì lý do trên mà khi chúng ta muốn nói “KHÔNG”, chúng ta cảm thấy e ngại, cảm thấy tội lỗi, cảm thấy sợ mích lòng người khác, sợ người khác buồn nhưng nói “CÓ” thì vô tình chúng ta đang làm tổn thương chính chúng ta.

2. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không thể nói “KHÔNG”?
Ngày nay, hiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ không biết kỹ năng nói “KHÔNG” trong những tình huống nhạy cảm với bạn trai và hệ quả là phải “đeo ba lô ngược”. Nhiều chuyện dở khóc dở cười cũng bởi vì không thể nói “KHÔNG” và cuối cùng thì “cũng đành nhắm mắt đưa chân”.

Nếu bạn rơi vào hoàn cảnh “phải đáp KHÔNG thành CÓ” thì thật sự bạn đang lờ đi sự giận dữ của bản thân. Bởi vì thật sự bạn không muốn làm điều đó. Bạn sẽ tiếp tục rối trí những việc khác vì hệ quả của việc này vẫn còn âm ỉ đâu đó và đang tiếp tục ảnh hưởng đến bạn. Sau khi hình thành, giận dữ đó bắt đầu tăng lên. Bạn đang không thành thật với chính mình.
Về mặt tâm lý trị liệu thì điều này cho thấy lòng tự trọng/lòng tự tôn của chúng ta bị hạ thấp và chúng ta đang sử dụng cơ chế phòng vệ “phản ứng ngược” (reaction conversion) để bày tỏ cảm xúc đối lập ra bên ngoài khi giao tiếp, đồng thời với quá trình này là quá trình dồn nén cảm xúc thực vào bên trong. Vấn đề này kéo dài, nguy cơ trầm cảm và lo âu sẽ xuất hiện.

3. Vượt qua cảm giác tội lỗi để nói “KHÔNG”
Làm thế nào để nói “KHÔNG” đây? Khi nói “KHÔNG” bạn hãy tiến hành theo các bước sau: (1) Tự hỏi “Yêu cầu đó của người khác với mình có phù hợp không? (2) Đâu là sự thật của vấn đề; (3) Thực hành nói “KHÔNG”; (4) Bỏ qua việc xin lỗi nếu bạn không muốn làm hay không thể làm (Vì thế, hãy bỏ cách nói “Tôi xin lỗi, …… nhưng…”) (5) sự thành thật bằng một lời từ chối khéo.

Bạn có cảm thấy buồn, có khó chịu khi bị người khác từ chối bằng cách nói “KHÔNG” không? Tôi bảo đảm câu trả lời là “CÓ”. Vì thế, với chúng ta, nói “CÓ” hay nói “KHÔNG” luôn đi kèm với những cảm xúc tiêu cực. Chúng ta đang làm khổ nhau khi giao tiếp mà không nhận ra điều này.

Vì vậy, mỗi khi bạn nghe một ai đó nói “KHÔNG” thì hãy nói với chính mình rằng “Không phải tôi bị từ chối mà là yêu cầu của tôi bị từ chối”, “Mọi người có quyền từ chối yêu cầu của tôi và tôi cũng vậy”. Cảm xúc bị từ chối có thể gia tăng vì thế bạn cần phải chấp nhận một cách lành mạnh. Bạn phải hiểu và chấp nhận rằng, những yêu cầu của bạn có thể quay về với mình, bởi vì điều đó không được chấp nhận.

Nói không thể hiện tính quyết đoán trong giao tiếp. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, quyết đoán trong giao tiếp không có nghĩa là bạn hay người khác được tất cả như những gì chúng ta mong muốn. Quyết đoán mang ý nghĩa là sự chân thật trong giao tiếp và điều đó sẽ tạo ra sự tôn trọng trong các mối quan hệ.
Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng các bạn có thể tự tin hơn khi nói “KHÔNG”, vì điều đó tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn. Nào, bây giờ chúng ta bắt đầu tập nói “KHÔNG”.

Tin Tổng hợp

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Những điều bạn cần biết về Stress

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *