Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là gì?  Cụm từ “Kỹ năng mềm” thường được sử dụng để mô tả những kỹ năng đặc trưng bạn sử dụng trong mối quan hệ với người khác hoặc là cách bạn ứng xử trong công việc và cuộc sống.

Những cụm từ khác thường được sử dụng cho nhóm kỹ năng này bao gồm: “Kỹ năng sống”, “Kỹ năng giao tiếp”, “Kỹ năng xã hội”…
 

Khái niệm, đặc điểm và cách phân loại Kỹ năng mềm
Mối quan hệ giữa Kỹ năng sống và Kỹ năng mềm
Đặc điểm của Kỹ năng mềm

 

Ngược lại, “Kỹ năng cứng” là cụm từ thường được sử dụng để mô tả kỹ năng chuyên môn về một ngành nghề nhất định. Ví dụ như kỹ năng xây dựng, kế toán, giám định thuốc, phân tích và điều trị, hoặc những kỹ năng khác có thể được dạy và kiểm chứng thông qua các kì thi.
Trớ trêu thay, đối với nhiều người, Kỹ năng mềm nói chung là một nhóm kỹ năng rất khó để rèn luyện và phát triển.

 

Mỗi liên hệ quan trọng giữa Kỹ năng mềm và Kỹ năng cứng

Chuyên môn nghề nghiệp là điều hết sức cần thiết trong bất cứ ngành nghề nào. Tuy nhiên, trong hơn 20 năm qua, cùng với sự phát triển của xã hội, mọi người đã nhận thức được tầm quan trọng của Kỹ năng mềm đối với sự thành công.
Quả thật, kỹ năng cứng là yếu tố cơ bản và cần thiết để hoạt động ở môi trường làm việc đặc thù. Thế nhưng, sự thành công của bạn lại phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ của bạn với người khác và cách bạn làm việc như thế nào. Đó gọi là Kỹ năng mềm.

 

Nguyên tắc của sự Cạnh tranh
Hãy nghĩ kỹ năng mềm là một ánh sáng trong nguyên tắc của sự cạnh tranh.
Hãy tưởng tượng bạn đang trong một công ty sản xuất bóng đèn. Bạn đã thực hiện được một cuộc cách mạng công nghệ mới. Bóng đèn của bạn tốt hơn rất nhiều so với những bóng đèn khác và lợi nhuận của bạn tăng lên.
Nhưng sau đó, đối thủ cạnh tranh của bạn đã đạt được công nghệ đó: có thể bạn cho phép họ sử dụng, hoặc họ phát triển công nghệ lên. Bất ngờ, tất cả bóng đèn lại giống nhau và lợi nhuận của bạn đóng băng. Bạn cần có một công nghệ mới và bạn cũng cần có một lợi thế cạnh tranh mới.
Kỹ năng cứng giống như công nghệ của bạn: bất cứ ai cũng có thể đạt được nó bằng sự rèn luyện, đào tạo. Không có nó, bạn không thể hoạt động tại môi trường làm việc. Kỹ năng mềm là một món hàng độc đáo, cung cấp cho bạn lợi thế cạnh tranh tại môi trường làm việc, thậm chí là trong cuộc sống.

 

Trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận diện, quản lí cảm xúc bản thân và của người khác. Tuy nhiên, trong thực tế, nó mang nghĩa rộng hơn, đó là cách bạn sắp xếp, tổ chức và tiếp cận cuộc sống.
Tin tốt là bạn có thể học và phát triển kỹ năng mềm như kỹ năng cứng.
Tin xấu là việc học hỏi và rèn luyện kỹ năng mềm thường khó khăn hơn rất nhiều.

Giống với kỹ năng cứng, Kỹ năng mềm đòi hỏi bạn phải rèn luyện rất nhiều đến khi thành thạo.
Khác với kỹ năng cứng, không có kỳ thi nào để kiểm chứng những Kỹ năng mềm của bạn. 
Bạn có thể lượng giá mức độ thành công trong việc rèn luyện và phát triển Kỹ năng mềm của bản thân thông qua việc bạn quản lý, kiểm soát các mối quan hệ xung quanh của mình tốt như thế nào, cũng như xem xét mức độ hiệu quả trong công việc và sự hài lòng đối với cuộc sống hiện tại, các kế hoạch, dự định trong tương lai…

 


Những Kỹ năng mềm quan trọng bậc nhất

Thật khó để đánh giá Kỹ năng mềm nào là quan trọng. Đây là danh sách chung những kỹ năng mà những người thành công thường đề cập đến khi nói về Kỹ năng mềm. Những kỹ năng này giúp bạn xây dựng mối quan hệ tích cực với những người khác và trở thành một nhân viên làm việc hiệu quả.

 

1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp luôn là một trong những kỹ năng cần thiết nhất trong hầu hết các mô tả công việc. Một người có kỹ năng giao tiếp tốt có thể xây dựng mối quan hệ tốt, lắng nghe tích cực, và biết lèo lái cuộc giao tiếp cho phù hợp với  từng hoàn cảnh.

Nếu bạn không dành thời gian với bất kì đam mê hoặc sở thích gì khác ngoài những việc thường ngày bạn vẫn làm, tốt nhất hãy cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

2. Ra quyết định

Trong cuộc sống, bạn phải liên tục ra quyết định. Ra quyết định là chìa khóa để thành công.

3. Tự tạo động lực

Những người biết tự tạo động lực luôn biết cách tự vực dậy chính mình. Họ không cần sự giám sát, trông nom từ ai khác. Họ luôn làm tốt công việc của mình vì họ luôn có suy nghĩ tích cực về cuộc sống và luôn tiến về phía trước. Điều đó cũng giúp họ phục hồi năng lượng của bản thân và thích nghi với sự thay đổi.

4. Kỹ năng lãnh đạo

Khả năng dẫn dắt hiệu quả được dựa trên một số kỹ năng quan trọng. Những kỹ năng này được đánh giá cao qua cách bạn ứng xử với mọi người chẳng hạn như tạo động lực, niềm say mê, hứng thú và xây dựng sự tín nhiệm.

5. Kỹ năng làm việc nhóm

Giống như kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng làm việc nhóm là sự kết hợp của một nhóm kỹ năng. Có rất nhiều quan điểm cho rằng khi bạn sỡ hữu kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là kỹ năng nghe tốt, cùng với khả năng xây dựng mối quan hệ tốt sẽ là một lọi thế và là một bước tiến dài, hữu ích đối với khả năng làm việc nhóm của bạn.

6. Kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề

Kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề là những kỹ năng được đánh giá rất cao vì rất khó để phát triển. Có nhiều người tin rằng, sáng tạo và giải quyết vấn đề là thiên phú, bẩm sinh có được. Tuy nhiên, cũng như bao kỹ năng khác, bạn hoàn toàn có thể học tập và rèn luyện những phương pháp, thủ thuật sáng tạo cũng như cách thức giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

7. Kỹ năng quản lý thời gian và làm việc dưới áp lực

Kỹ năng quản lí thời gian và làm việc dưới áp lực là những kỹ năng quan trọng và có tính quyết định rất lớn đến sự chuyên nghiệp và hiệu suất làm việc của bạn.

 


Kết luận

Hẳn nhiên danh sách các Kỹ năng mềm nêu trên sẽ không hoàn toàn đầy đủ. Đó là một cái nhìn tổng quát của chúng tôi để thấy rằng Kỹ năng mềm là một phạm vi thật sự rất rộng lớn và thú vị. Đối với người này hoặc người khác thì mức độ quan trọng của từng nhóm kỹ năng cũng khác nhau dẫn đến tỉ lệ thuận của sự quan tâm và đầu tư dành cho các kỹ năng.

Tuy nhiên, việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng nêu trên sẽ thật sự hữu ích cho bạn để có thể đáp ứng với các yêu cầu cốt lõi trong hầu hết các công việc cũng như trong cuộc sống của bạn!

Tin Tổng hợp

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Những điều bạn cần biết về Stress

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *