Học kỹ năng sống cần được rèn luyện từng ngày, từng giờ!

1628786284 1 5.jpg

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: Tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống…

 

1

Hàng loạt trung tâm dạy kỹ năng sống đã ra đời với đủ chiêu tiếp thị, đủ kiểu giáo trình, được quảng cáo như một loại “vitamin  bổ dưỡng”, liệu quả đến đâu?

Bộ môn kỹ năng sống rất được coi trọng và là một quá trình rèn luyện có hệ thống không thể thiếu đối với học sinh. Tuy nhiên, thực tế ngành giáo dục chưa có một chương trình quốc gia về dạy và học kỹ năng sống thì hàng loạt trung tâm dạy kỹ năng sống đã ra đời với đủ chiêu tiếp thị, đủ kiểu giáo trình, được quảng cáo như một loại “vitamin  bổ dưỡng”, hết sức cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Liệu các khóa đào tạo kỹ năng sống với giá ngất ngưởng đó, thực sự có phải là phương thuốc thần kỳ làm thay đổi một đứa trẻ?

Trung tâm đào tạo kỹ năng sống “siêu tốc” mọc như nấm

Dạo quanh các trung tâm đào tạo kỹ năng sống, có hàng trăm khoá học với nhiều cấp độ, chủ đề khác nhau để các bậc phụ huynh có thể lựa chọn cho con mình. Kỹ năng nào cũng được quảng cáo là cần thiết cho cuộc sống của các em, từ thích nghi, ứng xử, kỹ năng thuyết trình, chăm sóc, yêu thương mọi người, tới giới tính, cảm thụ nghệ thuật cho đến thoát hiểm. Tại nhiều quốc gia, dạy kỹ năng sống cho trẻ được chú trọng không kém dạy kiến thức.

Theo đó, mức học phí cho các khoá học kỹ năng sống cũng không hề mềm, giá thấp nhất là 1 triệu đồng. Khoá học kỹ năng sống: Tôi tài giỏi dành cho học sinh từ lớp 4 trở lên của trung tâm TGM giá 4,2 triệu đồng chỉ vỏn vẹn 3 ngày. Tuy các khoá học kỹ năng sống có giá đắt đỏ, nhưng  nhiều phụ huynh vẫn cho con đi học. Với số tiền lớn, học lại “siêu tốc” như vậy, trẻ em sẽ thêm được bao nhiêu kinh nghiệm sống? Học xong khoá học “cấp tốc” đó, cha mẹ các em kỳ vọng vào một sự thay đổi thần kỳ gì ở các cậu ấm cô chiêu của mình.
 

2

Học kỹ năng sống cần được rèn luyện từng ngày, từng giờ!

Gần đây, những khoá học Chúng em là chiến sĩ cũng được phụ huynh quan tâm. Quảng cáo về khoá học mà trung tâm Vietsea, tổ chức phối hợp với trung tâm huấn luyện 334 như sau:  Lấy môi trường thử thách lạ lẫm trong quân đội làm chất xúc tác; lấy việc xa nhà, thiếu vắng vòng tay của bố mẹ làm “động cơ”; dùng những hoạt động thú vị, giúp thỏa mãn khát khao chứng tỏ mình để các em làm “lực hấp dẫn” và dùng sức mạnh tập thể tác động lên từng cá nhân để “phá vỡ vỏ bọc” của mỗi em. Chỉ vỏn vẹn 1 tuần, với từng đó khẩu hiệu, liệu sau khoá học nó có phải là một phương thuốc diệu kỳ để các em thấy được sự thay đổi của mình về nhận thức, về lối suy nghĩ, phong cách sống không? Ai  kiểm chứng vấn đề này?

Hiệu quả hay chỉ… “đốt” tiền?

Số lượng các trung tâm dạy kỹ năng sống mọc lên như nấm tỷ lệ thuận với nhu cầu của các bậc phụ huynh luôn muốn con mình được giáo dục một cách tốt nhất. Tiến sỹ tâm lý Đinh Đoàn cho biết: “Trước đây, trẻ sinh ra, lớn lên được chăm sóc giáo dục, vui chơi trong môi trường tự nhiên, nên dần hình thành những kỹ năng sống cần thiết. Ngày nay, xã hội phát triển, con phải học bán trú ở trường, rồi đi học thêm, thời gian rảnh rỗi thì ngồi máy tính, xem tivi… Thời gian tiếp xúc với bố mẹ cũng rất hạn chế nên trẻ em ít có cơ hội trải nghiệm từ cuộc sống xung quanh. Nhiều em học ở trường có thể rất giỏi nhưng ra ngoài lại thành “gà công nghiệp, đụng đâu hỏng đó”.

Theo tiến sỹ Đoàn, thực tế, nhà trường chưa làm đến nơi đến chốn, không bỏ bớt kiến thức suông để dạy trẻ kỹ năng sống. Những người mở ra các lớp kỹ năng sống là những người năng động, biết nắm bắt nhu cầu, biết chia sẻ trách nhiệm. Tuy nhiên, việc lựa chọn cho con một trung tâm đào tạo được cấp phép, một khóa học kỹ năng sống cho phù hợp, đáng “đồng tiền bát gạo” là việc phụ huynh phải tìm hiểu kỹ. Một khóa học với giá 5 triệu đồng/3 buổi cùng với 50-60 người thực ra chỉ là học “nói” về kỹ năng sống chứ chưa phải là học kỹ năng sống. Trẻ cần được học kỹ năng sống ngay từ nhỏ để rèn luyện tính tự lập cũng như tự tin vào bản thân thì sau này, trẻ có thể tự đối mặt với những khó khăn và thách thức của cuộc sống. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng, sẽ là hành trang theo trẻ suốt cuộc đời.

Đối với trẻ nhỏ, chơi không chỉ đơn thuần là chơi mà còn là cách bé học, cách bé tiếp thu với những kỹ năng sống, giúp bồi đắp tâm hồn con và làm tình cảm gia đình thêm gắn bó. Không ai có thể không thừa nhận rằng, một đứa trẻ cũng có tình cảm, biết yêu biết ghét, biết ai thật lòng chăm sóc mình. Bố mẹ giao phó con cho giúp việc hay nhà trường sẽ để lại một lỗ hổng lớn trong tâm hồn và cả trong trí não con. Những lớp kỹ năng sống là cần thiết nhưng nó chỉ là một cú hích, một tác động, là một trong những phương pháp tiếp cận có tác dụng làm trẻ hào hứng.

Để trẻ có cơ hội học kỹ năng sống ngay trong gia đình
Chị Nguyễn Thị Hường (Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội), cho con đi học khóa học Tôi tài giỏi, lúc đầu rất phấn khởi vì con bỗng dưng thay đổi, gần như lột xác hoàn toàn. Chị nói:
Cháu học thêm được kỹ năng rất hay là biết cách vẽ sơ đồ tư duy, giúp ghi nhớ bài học tốt, thậm chí còn khóc trước mặt cha mẹ vì ân hận những lần nghịch dại. Tuy nhiên, chỉ được dăm hôm con chị Hường lại như lúc chưa đi học kỹ năng sống. Chỉ có ba ngày để “biến trẻ trở thành tài giỏi thì không thể làm được. Đây chỉ là lớp học để con chúng ta hiểu được lẽ sống, ý chí sống. Trong quan hệ gia đình, con biết yêu thương bố mẹ, trong học tập biết cách tổ chức và cách học nhanh hơn. Tuy nhiên, ở lứa tuổi các cháu vẫn còn ham chơi thì học trước, quên sau là hiển nhiên. Bên cạnh việc cho bé đi học thì gia đình cũng phải có môi trường như ở lớp học thì bé mới có cơ hội để thay đổi và phát huy tài năng”,  tiến sỹ Đoàn chia sẻ.

Tiến sỹ Đinh Đoàn phân tích thêm: Hiện nay các lớp dạy kỹ năng sống cũng chỉ như việc chúng ta bổ sung vitamin cấp tốc cho sức khoẻ của trẻ chứ không phải là giải pháp lâu dài. Không thể học 3 buổi, 5 buổi mà có được kỹ năng sống. Học kỹ năng sống mà chỉ ngồi nghe nói chứ  không có cơ hội thực tế thì học 10 khóa, nhiều năm cũng vô ích. Bố mẹ không nên chạy theo phong trào và cũng đừng quá kỳ vọng vào sự thần kỳ của các khóa học kỹ năng sống “siêu tốc” mà thiếu đi sự quan tâm con đúng cách. Bởi việc học kỹ năng sống phải được rèn luyện từng ngày, từng giờ, được sự giúp sức của nhà trường, cộng đồng xã hội và gia đình phải tạo cơ hội cho con được đi chơi, được trải nghiệm, học kỹ năng sống từ thực tế.”

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: Tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết. Tất cả những kỹ năng trên, chỉ học trong 3 đến 5 buổi, người lớn cũng không thể thay đổi được chứ chưa nói đến trẻ em. Vì thế, phụ huynh đừng “đốt” tiền vào lớp học kỹ năng “siêu tốc”.

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Tin Tổng hợp

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Tin Tổng hợp

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Tin Tổng hợp

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Những điều bạn cần biết về Stress

Tin Tổng hợp

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Tin Tổng hợp

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Tin Tổng hợp

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

Tin Tổng hợp

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Tin Tổng hợp

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger