Hiệu quả kỳ vọng là kẻ thù của tuổi thơ

005.jpg
Khi trẻ bị cấm tham gia vào các hoạt động hay chịu trách nhiệm về những vấn đề mà chúng chưa sẵn sàng, trẻ sẽ cảm thấy oán hận và tức tối. Rất ít đứa trẻ có khả năng hoàn thiện các kỹ năng một cách nhanh chóng. Phải mất nhiều thời gian chúng mới thành thạo trong việc buộc dây giày, cài khuy áo, mặc áo khoác, mở nắp lọ hay vặn tay nắm cửa. Cách tốt nhất cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ là chờ đợi một cách khoan dung và đưa ra những lời nhận xét nhẹ nhàng về sự khó khăn của nhiệm vụ trẻ đang thực hiện. “Mặc áo khoác thật chẳng dễ dàng gì.” hay “Cái nắp bình đó thật là khó vặn.”
 

005

Những nhận xét như vậy sẽ rất hữu ích với trẻ cho dù nỗ lực của chúng thành công hay thất bại. Nếu thành công, trẻ sẽ thực sự hài lòng khi biết rằng mình đã hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn. Nếu thất bại, trẻ sẽ được an ủi vì nghĩ rằng cha mẹ biết đó là một việc khó khăn. Trong cả hai trường hợp, trẻ đều có được sự cảm thông và ủng hộ của cha mẹ, điều đó khiến sự gắn bó giựa cha mẹ và con cái trở nên mật thiết hơn. Chưa làm được việc gì đó không nên là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy mình chưa đủ trưởng thành hay không có năng lực. Nhất thiết không được để cuộc sống của trẻ bị chế ngự bởi yêu cầu của người lớn về mức độ hiệu quả. Hiệu quả kỳ vọng là kẻ thù của tuổi thơ. Nó quá đắt đỏ so với giới hạn kinh tế cảm xúc của trẻ. Nó gây tổn hại đến tiềm năng, ngăn cản sự phát triển, bóp nghẹt sở thích của trẻ và có thể dẫn đến sự trơ lì cảm xúc. Trẻ cần cơ hội để trải nghiệm, đấu tranh và học hỏi mà không bị giục giã hay xúc phạm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *