Để cải thiện mối quan hệ giữa nàng dâu cùng gia đình chồng và làm cho nó ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn khiến những người trong gia đình nhà chồng luôn yêu quý mình.
1. Tìm hiểu mọi người thông qua chồng của bạn
Tìm hiểu một cách chi tiết nhất có thể về các thành viên trong gia đình chồng là điều bạn nên làm đầu tiên để cải thiện mối quan hệ của mình sao cho tốt đẹp hơn. Bạn hãy tiếp thu các giá trị và các quy tắc của gia đình nhà chồng một cách tự nguyện và thoải mái, hãy thông qua người chồng của mình tìm hiểu thêm về sở thích/ sở ghét của mọi người trong gia đình nhà chồng. Một khi gia đình nhà chồng đã cảm thấy bạn thực sự mong muốn trở thành một thành viên trong gia đình và hiểu được thành ý của bạn chắc chắn họ sẽ đón nhận bạn nồng nhiệt nhất.
2. Hãy giao tiếp cởi mở
Việc bạn là “người ngoài” rồi trở thành người cùng một nhà với gia đình chồng sẽ có những cản trở nhất định trong việc giúp bạn sống hòa đồng; được coi như những người máu mủ, ruột rà. Bởi dù sao với họ, bạn vẫn là người mới và việc thiếu thông tin cũng như sự hiểu biết về nhau giữa bạn với những người trong gia đình nhà chồng tạo nên sự xa cách và khác biệt. Cho nên để cải thiện được mối quan hệ nhà chồng với mình, bạn hãy rũ bỏ những nghi ngờ, xích lại gần hơn và nói chuyện thân thiện, cởi mở với tất cả mọi người trong gia đình nhà chồng. Những điều bạn làm sẽ chứng tỏ cho họ thấy bạn đang nỗ lực điều chỉnh để có thể gần gũi và thích hợp hơn với vai trò mới của mình, chắc chắn điều đó sẽ được họ đánh giá rất cao.
3. Chấp nhận những người trong gia đình nhà chồng
Bạn sẽ không bao giờ tự thay đổi bản thân mình theo ý thích hoặc nhu cầu đột ngột của một ai đó. Tương tự như vậy, bạn cũng không thể mong đợi mọi người thay đổi theo ý thích của bạn để bạn cảm thấy tốt hơn. Do đó bạn hãy chấp nhận những người trong gia đình nhà chồng với bản chất vốn có của họ. Chỉ có như vậy bạn mới thích nghi và hòa hợp được với mọi người.
4. Hãy tự tin
Sự tự tin làm nên sự khác biệt trong việc xóa tan tất cả mọi rào chắn ngăn cách giữa bạn với những người xung quanh. Cho nên đối với những người trong gia đình nhà chồng, bạn cũng hãy thể hiện sự tự tin vào những gì mình đang làm. Thể hiện bản thân bạn như là một người có thể biết chính xác được những gì mà người trong gia đình nhà chồng đang làm. Chỉ có như vậy bạn mới chứng minh cho họ thấy được bạn là một người phụ nữ khéo léo, đảm đang và chu đáo.
5. Giữ cho mình luôn điềm tĩnh
Bạn đừng vì một chút nóng giận mà đưa ra những nhận xét, đánh giá không hay về những người trong gia đình chồng. Hoặc nếu bạn có điều gì đó ấm ức, tuyệt đối đừng ngay lập tức chạy đến bên chiếc điện thoại và nói cho cả thế giới này nghe những ấm ức của bạn về những người nhà chồng. Khi bạn đưa ra những nhận xét, hoặc tung những tin đồn không tốt về nhà chồng trong lúc mất bình tĩnh, chắc chắn cả đôi bên sẽ càng thành kiến, có ác ý về nhau hơn. Do đó nếu có thể thì hãy vui lòng điềm tĩnh, mọi thứ sẽ nhanh chóng qua đi và trở lại đâu vào đó.
6. Không nên áp đặt tất cả mọi thứ theo ý kiến cá nhân
Bạn hãy luôn luôn nhớ rằng, hầu hết tất cả những mâu thuẫn nảy sinh là do sự đối lập về tính cách, quan điểm… của mỗi cá nhân. Do đó để dung hòa mối quan hệ với những người trong gia đình nhà chồng bạn không nên áp đặt tất cả mọi thứ theo ý kiến, nhận xét của riêng cá nhân bạn. Bởi vì dù sao bạn cũng đang sống trong một ngôi nhà chung và bạn cần phải lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người.
7. Hãy thân thiện và tốt bụng
Khi bạn muốn mọi người xung quanh quý mến và trân trọng bạn, thì trước tiên bạn phải thể hiện cho mọi người thấy bạn là một người xứng đáng được nhận những điều đó. Cho nên đối với những người trong gia đình nhà chồng, nếu bạn thức sự muốn họ luôn yêu quý bạn, bạn hãy chứng tỏ rằng mình là một người thân thiện, dễ gẫn và tốt bụng. Biết lắng nghe và tôn trọng những gì họ nói, tôn trọng những giá trị cuộc sống vốn có trong gia đình nhà chồng.
Để xử lý khéo léo và bình tĩnh không phải là điều dễ dàng với tất cả mọi người. Tuy nhiên vì đây là vấn đề liên quan đến những người thân yêu của bạn cho nên nó có giá trị để bạn không nên chần chừ mà hãy thử nghiệm ngay.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp