Mọi người thường dùng sự hận thù như một vũ khí để tấn công những người đối xử không tốt với mình, nhưng lại không biết rằng nó là con dao hai lưỡi, ta làm tổn thương người khác, nhưng cũng chính là đang làm bị thương chính mình…
Câu chuyện thứ nhất
Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.
Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết”.
Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn”.
“Nhưng con sói còn lại thì không như thế! Nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc thật nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất kể lúc nào, mà không hề có lý do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông“, người ông cười bảo.
Cậu bé nhìn chăm chú vào mắt người ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?” Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”
Câu chuyện thứ hai
Đây là câu chuyện có thực khi tác giả chuyên mục nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn khi dừng chân mua báo ở một quầy tạp chí ven đường.
Một lần, tác giả chuyên mục nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua báo ở một quầy bán báo. Người bạn mua xong rất lịch sự nói lời “cảm ơn” nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền một tiếng cũng không mở miệng.
Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước. Sydney Harries hỏi: “Ông chủ đó có thái độ kỳ quái quá phải không”?
“Cứ mỗi buổi tối là ông ta đều như vậy cả” – Anh bạn trả lời, mắt không rời khỏi tờ báo.
Sydney Harries lại hỏi tiếp: “Như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta như thế?”
“Tại sao tôi lại để ông ta quyết định hành vi của mình cơ chứ?“, người bạn quay sang cười nói.
Thật ra, cuộc sống này chính là như vậy đấy, bạn không thể kiểm soát những gì xảy ra với mình, nhưng bạn có thể kiểm soát cách bạn phản ứng với nó. Cuộc đời quá ngắn để lãng phí thời gian ghét bỏ ai đó. Hãy khóc nếu muốn nhưng đừng bao giờ cho phép bản thân mình gục ngã.
Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt.
Đơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt.
Chân thành không mệt, giả dối mới mệt.
Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt.
Được mất không mệt, tính toán mới mệt.
Thể chất mệt không hẳn là mệt, tâm can mệt mới là mệt.
Bạn đã biết vì sao sao mình mệt chưa?
Vậy nên, sống ở đời, để có thể sống một cách vui vẻ và thanh thản, bạn hãy luôn tâm niệm rằng, làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, niềm vui không thể hưởng hết, đối nhân xử thế nên hiểu được có chừng có mực, khoan dung đối với người khác chính là cho bản thân mình một phần linh động, một đường lui.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp