“Cao su” 5 phút, chậm một đời: Trễ giờ trong công việc chính là biểu hiện của kẻ thiếu chuyên nghiệp, cẩu thả, bất tài

Cao Su 5 Phut Cham Mot Doi Tre Gio Trong Cong Viec Chinh La Bieu Hien Cua Ke Thieu Chuyen Nghiep Cau Tha Bat Tai.png
Thử tưởng tượng bạn bán hàng online một món hàng là 100.000 đồng, hôm nay khách A trả thiếu 5.000, mai khách B trả thiếu 3.000, ngày kia khách C trả thiếu 4.000 – số tiền kể ra cũng nhỏ, bạn có xuề xòa cho qua số tiền đó không? Nếu không, thời gian cũng như một đơn vị tiền bạc, sao bạn lại xuề xòa như vậy?

Thế nhưng đã 12 năm trôi qua từ ngày có “chủ trương”, 10 năm từ khi có dự án, 8 năm thi công, qua bốn đời bộ trưởng; 13,1 km đường sắt trên cao vẫn dở dang, nằm đó như một vết thương há miệng. Người Hà Nội phải chờ đợi suốt một thập niên. Quãng thời gian còn dài hơn cả một cuộc kháng chiến. Không chỉ đường sắt Cát Linh – Hà Đông, cả 5 dự án đường sắt đô thị gồm ba tuyến ở Hà Nội và 2 tuyến ở TP HCM đều chậm tiến độ, đội vốn hơn 81 nghìn tỷ đồng. “Chậm” dường như đã trở thành đặc thù, là “chuyện thường ở huyện” của các dự án đầu tư công. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2017 có 1.609 dự án đầu tư công chậm tiến độ. Năm 2018, con số trên tăng lên 1.778. 
(Trích đoạn bài viết “Cuộc tra tấn tinh thần” đăng trên báo VnExpress của nhà báo Hoàng Phương)

Tôi dùng một bài viết nói về một vấn đề của nhà nước với những con số nghe thật to lớn để dẫn về một vấn đề của một số người xung quanh mà tôi biết – đó là vấn đề ‘trễ giờ’Một cá nhân trễ giờ là khi chúng ta cao su thời gian 5-10 phút, thậm chí nửa tiếng một tiếng. Một tổ chức trễ giờ là khi chúng ta trễ deadline vài ngày hoặc vài tuần. Một nhà nước trễ giờ là những số liệu tính bằng năm mà bạn thấy như trên. Tôi là một cá nhân nhỏ bé, tôi xin bàn chuyện cá nhân trong bài viết này.

 

Trong cuộc sống cá nhân và khi đi làm từ Hà Nội, vào đến Đà Nẵng và bây giờ là Sài Gòn, điều tôi thấy khó chịu nhất ở một số người xung quanh là sự trễ giờ. Hẹn đám cưới 18:00 nhưng thực tế 20:00 mới bắt đầu. Lũ bạn í ới 7 giờ ở cổng trường nhé nhưng 7:30 gọi đứa nào cũng bảo “Đang đến”. Điều khó chịu tiếp theo của sự trễ giờ đó là: mọi người coi sự trễ giờ là một chuyện đương nhiên và mong những người khác thông cảm, thích nghi, nhập gia tùy tục. 

Thử tưởng tượng bạn bán hàng online một món hàng là 100.000 đồng, hôm nay khách A trả thiếu 5.000, mai khách B trả thiếu 3.000, ngày kia khách C trả thiếu 4.000 – số tiền kể ra cũng nhỏ, bạn có xuề xòa cho qua số tiền đó không? Nếu không, thời gian cũng như một đơn vị tiền bạc, sao bạn lại xuề xòa như vậy?

Trong công việc, đúng giờ là biểu hiện của sự chuyên nghiệp. Bạn hay trễ giờ chứng tỏ bạn ít để tâm đến công việc, kỹ năng quản lý thời gian kém, không biết ưu tiên chuyện gấp, chuyện quan trọng với chuyện vặt. Đối tác sẽ không nghe/tin lời giải thích của bạn.

Trong thời Xuân Thu, Tăng Tử người nước Lỗ là học trò xuất sắc của Khổng Tử, có nhiều cống hiến hoằng dương Nho học. Một hôm vợ ông đi chợ, con trai nhỏ khóc đòi theo đi, thế là bà liền nói dỗ con: “Con ở nhà, đợi mẹ đi chợ về mổ lợn cho con ăn”. Khi bà đi chợ về, Tăng Tử bắt lợn thịt. Vợ ông thấy vậy vội ngăn lại: “Tôi chỉ nói đùa để dỗ dành con thôi, sao ông lại tưởng thật?”.

Tăng Tử nói: “Không thể nói chơi với trẻ con được. Trẻ con chưa có khả năng suy xét phán đoán, do đó cha mẹ phải dạy bảo, và nghe theo cha mẹ dạy dỗ. Hôm nay bà nói dối lừa nó, chính là dạy nó lừa dối người khác. Mẹ lừa dối con thì con sẽ không tin vào mẹ nữa. Thế thì sao có thể dạy con thành chính nhân quân tử được”. Thế là Tăng Tử mổ lợn cho con ăn. Người lớn không giữ lời hứa thì sao được người trẻ tôn trọng, làm người không giữ chữ tín thì sao có chỗ đứng trên thế gian?

Bạn có thể nghĩ rằng mình là một người hơi cứng nhắc, trong một thế giới mà ai cũng “cao su” như thế này, đề cao việc đúng giờ thường không thu được bao nhiêu cảm tình của mọi người, chi bằng cứ “hòa nhập” cùng mọi người đi. Có lý do mà chúng ta đặt ra thời gian họp và deadline. Việc ấy giúp chúng ta phối hợp có hiệu quả hơn, giảm sự lãng phí thời gian và công sức, giúp ta đặt ra những mục tiêu cần đạt được. 

Bạn nghĩ người ta sẽ làm được bao nhiêu việc nếu mọi người chỉ “bình chân như vại” và “nước đến chân mới nhảy”?

Làm sao để đừng trễ giờ?

Nếu bạn tự thấy mình là một đứa hay trễ giờ, tôi xin bày một số cách cho bạn như sau:

Nếu không đến đúng giờ được, thì hãy đến sớm hơn. Trước khi bạn đến một điểm hẹn nào đó, hãy Google Maps xem quãng đường tính toán từ chỗ bạn tới đó bao lâu. Cộng thêm với thời gian bạn nghĩ bạn cần chuẩn bị nữa. Lấy hết chỗ thời gian đó nhân rưỡi hoặc nhân đôi lên để trừ hao, thế sẽ không trễ được. Nếu bạn đang trên đường và biết mình chắc chắn đến trễ, hoặc người yêu đang chờ bạn dưới cổng mà bạn chắc chắn xuống trễ, xin hãy thông báo cho người ta biết. 

Người lịch sự sẽ không ngại chờ, chỉ không thích việc bạn trễ giờ nhưng không thông báo gì. Tôi không phiền nếu ai đó trễ vài phút trong cuộc hẹn bình thường với mình, nhưng tôi khá lo lắng vì cứ hình dung họ bị tai nạn hay gặp sự cố nào đó… Vì thế tôi rất thích được thông báo trước về việc trễ hẹn để biết chắc chắn là người đến trễ vẫn ổn. 

 Phản ứng sao khi trễ hẹn bây giờ?

Nếu tôi trễ hẹn, tôi thành thật xin lỗi và nói rõ lý do cùng cam đoan không tái phạm lần sau. Tôi chia sẻ với bạn rằng tôi hiểu rằng thời gian của ai cũng quý báu như nhau, và tôi hiểu bạn đang rất khó chịu khi phải chờ tôi như vậy.

Nếu một người khác trễ hẹn nhiều lần với tôi, tôi sẽ cố gắng phản ứng như sau:

– Không phán xét và quy chụp họ là một người lười biếng, vô ý thức, vân vân. Chẳng ai thích bị phán xét cả. Nên tôi sẽ không phán xét. 

– Có một phương án dự phòng về việc làm gì đó, ví dụ như đọc sách, học thêm một chút tiếng Tây Ban Nha, ngồi thiền ngắm đường ngắm phố trong lúc chờ. 

– Cười và hỏi lý do tại sao họ lại trễ nữa rồi. Chia sẻ với người ta về việc mình thấy khó chịu như thế nào khi bạn đến trễ như thế.

Mong một thế giới ai cũng đúng giờ. 

Tin Tổng hợp

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Những điều bạn cần biết về Stress

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

Tin Tổng hợp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *