Cách dạy con xử lý tật xấu của bé

5 5.jpg
1. Không cho ai động vào đồ chơi
Tình huống: Một em bé hàng xóm sang chơi, chạm vào đồ chơi của bé nhà bạn. Ngay lập tức, bé nhào tới giật lại và giữ đồ chơi khư khư, dù mẹ động viên thế nào cũng nhất định không chia sẻ. Đây là một trong những tật xấu của con mà cha mẹ nhiều khi phải xấu hổ với mọi người vì không bảo ban được bé.

1

Chia sẻ từ chuyên gia: Trước khi nhà có khách, hãy yêu cầu bé chọn 3-4 đồ chơi đặc biệt mà bé không muốn chơi chung cùng ai. Tiếp đến, bạn có thể gợi ý để bé cất đồ chơi ở nơi kín đáo để những bé khác không thể chạm vào. Đồng thời, giải thích với bé những đồ chơi còn lại có thể chơi chung hoặc đặt tên là “đồ chơi chia sẻ”. Nếu bé vẫn khư khư với những món đồ chơi được gọi là chia sẻ thì bạn cần nhắc bé: “Con đồng ý là chơi chung với bạn Tin thứ này rồi mà. Mẹ rất vui nếu con biết chơi cùng bạn”.

2. Ăn vạ khi không vừa ý
Tình huống: Bạn đưa con đi siêu thị, bé đòi mua kẹo nhưng bạn nói ở nhà vẫn còn nên không mua cho bé. Bé lăn đùng ra sàn nhà ăn vạ.
Chia sẻ từ chuyên gia: Ăn vạ là “đặc trưng” ở bé trước tuổi đi học vì bé chưa đủ khả năng ngôn ngữ để bày tỏ cảm xúc của mình. Bất kỳ khi nào có thể, cha mẹ nên diễn tả bằng lời những cảm xúc phù hợp, chẳng hạn: “Mẹ biết là con đang tức giận vì không được mẹ mua kẹo. Nhưng mẹ đã giải thích rồi, ở nhà còn nhiều kẹo lắm. Mẹ không thể mua tiếp cho con được”. Sau đó, chỉ cho bé các hoạt động khác để bé quên ăn vạ.

3. Không muốn chia đồ ăn cho ai
Tình huống: Bạn đưa hai con đi công viên. Bạn yêu cầu bé chia phần đồ ăn cho anh (chị, em) của bé nhưng bé không chịu.
Chia sẻ từ chuyên gia: Với các bé mẫu giáo, chia sẻ là một khái niệm khó vì bé vẫn còn khá ích kỷ. Tuy nhiên, nếu được thực hành thường xuyên thì chia sẻ sẽ là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng ở bé. Trong tình huống trên, bạn có thể động viên: “Con chia cam cho em, mẹ vui lắm. Em bé vui mà con cũng thấy vui nữa”. Bé sẽ hiểu cảm giác vui vẻ khi bé làm gì đó tốt đẹp cho người khác. Ngoài ra, cũng nên nói cho bé biết cảm xúc của người khác để bé hiểu sự đồng cảm.

4. Lười dọn đồ chơi
Tình huống: Nhà bạn bao giờ cũng bề bộn vì bé rải đồ chơi khắp nơi. Bạn yêu cầu bé dọn và bé từ chối.
Chia sẻ từ chuyên gia: Hãy khuyến khích bé dọn dẹp ngay sau khi chơi. Nếu bé nằn nì: “Mẹ dọn đi” thì hãy nắm tay bé và đề nghị: “Mẹ con mình cùng dọn nhé”. Sau đó nên khen ngợi khi bé dọn dẹp sạch sẽ.

5. Không muốn về
Tình huống: Bạn đưa bé sang nhà người thân chơi. Vì bé mải chơi nên không muốn về, dù bị mẹ giục.
Chia sẻ từ chuyên gia: Đột nhiên phải đứng dậy đi về làm bé khó thích ứng. Tốt nhất bạn nên cho bé lời cảnh báo: “5 phút nữa là về con nhé’. Cho dù bé chưa hiểu rõ khái niệm thời gian nhưng nhắc nhở trước khiến bé dễ dàng chuyển sang một hoạt động khác hơn.
Nếu sau 5 phút mà bé vẫn “cứng đầu”, bạn có thể nghiêm túc hỏi bé: “Con tự đứng lên về cùng mẹ hay để mẹ về một mình? Hết 5 phút lâu rồi”.

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Tin Tổng hợp

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Tin Tổng hợp

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Tin Tổng hợp

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Những điều bạn cần biết về Stress

Tin Tổng hợp

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Tin Tổng hợp

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Tin Tổng hợp

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

Tin Tổng hợp

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Tin Tổng hợp

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger