- Thị giác
Nếu bé mới sinh, dưới một tháng tuổi, mỗi ngày cho bé nhìn hình kẻ ka-rô ô đen trắng, mỗi ngày 3 phút, liên tục như vậy trong vòng một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ lúc chỉ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60- 90 giây. Khả năng tập trung cao độ, sẽ liên quan tốt tới việc học nhiều điều sau này. Khả năng tập trung là nền móng của khả năng học tập.
Màu sắc mà em bé sơ sinh thích, không phải là hồng hay xanh lơ. Màu sắc mà em bé thích nhất là 2 tông màu rõ ràng sắc nét đen và trắng. Em bé thích cái bộ mobile (có 1 trục ở giữa, treo lơ lửng các hình thù thành 1 chùm, quay quay) màu đen trắng hơn là bộ mobile có màu cầu vồng nhàn nhạt pha trộn các màu.
Chưa được 9 tháng tuổi thì hệ thần kinh thị giác chưa phát triển hoàn chỉnh, em bé chưa thể phân biệt các màu sắc đỏ, xanh, vàng. Nếu đến 6 tháng tuổi mà bé chán nhìn hình kẻ vằn ngang và ô kẻ ka-rô thì đổi sang mobile có ô kẻ ka-rô nhỏ hơn (từ ô cạnh 6cm xuống ô cạnh 2 cm) xem sao. Nếu làm vậy mà bé vẫn không thích thú lắm thì dừng việc cho bé nhìn ô trong một thời gian.
Nên dán bảng chữ cái gần giường bé ngủ. Dán sẵn một bảng chữ cái với những chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng. Em bé được làm quen với chữ cái từ lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú.
Bế em bé tới gần bảng chữ cái, mỗi ngày 1 một lần, mỗi lần 2,3 giây thôi, lặp đi lặp lại như vậy, cũng khiến bé vui sướng vùng vẫy chân tay mỗi khi được bé tới gần bảng chữ cái đó.
- Thính giác
Khi cho em bé nghe nhạc, hãy cho em bé đứng trên đầu gối mẹ, cho em bé đu đưa từ sau ra trước theo nhịp nhạc xem sao. Tức là 2 tay mẹ giữ nách em bé, hơi nhấc em bé lên cho chân không chạm tới gối mẹ, rồi lại đặt xuống cho chân bé chạm tới gối mẹ. Cũng có thể cho em bé nghe nhạc múa ba lê.
Điều quan trọng là phải nói chuyện nhiều với em bé từ khi lọt lòng. Khi cho em bé bú, khi thay tã lót, khi tắm cho bé, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé.
Vừa thay tã lót cho em bé, vừa cầm nắm tay, chân bé vừa nói “Đây là cái tay này, tay, tay, tay” lặp đi lặp lại. Hoặc là vừa thay tã lót cho bé, vừa cho bé xem quả bóng hay con búp bê vừa nói “Đây là quả bóng này, quả bóng, quả bóng” “Đây là con búp bê, búp bê, búp bê” cũng là cách dạy em bé.
Bà Thompson người Anh (gốc Nhật, lấy chồng người Anh, đang làm việc cho tổ chức UNESCO) là người khai sáng ra phương pháp dạy ngôn ngữ cho em bé từ khi lọt lòng- phương pháp giáo dục Kal-bitte). Từ khi em bé được 2 tuần tuổi, ngày nào cũng đưa em bé tới công viên gần nhà, cho em bé cầm nắm bông hoa, cái lá và dạy “đây là bông hoa này, hoa, hoa”, cũng làm như vậy để dạy em bé từ “cái lá, lá”. Cứ làm vậy, khi em bé này được 8 tháng tuổi, đã biết phát âm chính xác từ “hoa” bằng tiếng Anh, và sau đó nói trơn tru như suối chảy.
Em bé này, đã có thành tích vượt trội các bạn khi học mẫu giáo và tiểu học. Khi 10 tuổi em được đặc cách xếp vào lớp học có trình độ phù hợp với học sinh cấp 2, sau 1 tháng đi học, làm bài kiểm tra em đạt điểm cao nhất lớp.
Khi 15 tuổi, em thi đậu vào trường đại học Cambridge, song vì tuổi còn quá nhỏ nên không được nhập trường. Cùng lúc đó, em lại được 6 trường đại học khác trong thủ đô London đón nhận, em đã chọn khoa y trường đại học London. Và em luôn có thành tích xuất sắc hơn cả các anh chị cùng lớp. Hiện nay em mới 18 tuổi đang theo học ở trường đại học này.
Chúng ta hãy noi gương bà Thompson cách dạy con như vậy, hàng ngày đưa bé ra công viên, cho bé cầm hoa và dạy “đây là bông hoa, hoa, hoa”.
Đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng thực của người mẹ. Tuyệt đối không được cho em bé xem TV. Chỉ cho em bé xem TV khi đã tròn 3 tuổi. Chúng ta nên nhớ kĩ điều này.
- Xúc giác
Bú sữa mẹ, đây là bài học đầu tiên bằng xúc giác của em bé. Chúng ta hãy quan sát kĩ một em bé bú mẹ, sẽ thấy, thao tác tìm ti mẹ, ngậm miệng vào ti, mút sữa tiến bộ rất nhanh. Lúc đầu còn bị đập mũi hay vập cằm khó khăn lắm mới tìm được đúng đầu ti mẹ để đúng vào miệng, nhiều người mẹ lấy tay giúp con, song tự em bé có thể điều chỉnh được rất nhanh.
Người mẹ nên cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác môi, miệng bé như hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải, má trái. Làm vậy để em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên- dưới, phải-trái.
Không chỉ bằng đầu ti mẹ như trên, còn có thể dùng ngón tay, cái khăn xô, hay cái ống hút cọ nhè nhẹ hàm trên, hàm dưới của bé. Bé sẽ biết được cảm giác khi được liếm, cắn vào những vật này, và sẽ không cắn mút những thứ này như khi mút ti mẹ.
- Vị giác
- Lực nắm
Càng lúc mới sinh, em bé càng có khả năng nắm giữ đồ vật gì đó bên mình, song khả năng này lại biến mất rất nhanh.
Để cho lực nắm này của em bé không mất đi, chúng ta nên luyện tập cho em bé cầm đồ vật từ khi mới chào đời.
Như ở chương 1 đã trình bày, phu nhân Stonar người Mỹ đã cho con mình tập cầm nắm cái que nhỏ từ khi nó được 15 ngày tuổi. Sau này đứa con đó của bà trở thành đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh. Mới có 1 tháng rưỡi tuổi đã biết ngồi, trông như một em bé bình thường 4 tháng tuổi.
Tất nhiên phải lưu ý các bậc cha mẹ, khi luyện tập cho con cầm nắm, không được rời mắt nửa bước, kẻo bé va quệt đồ vật vào đầu, vào mặt, vào người, thành tai nạn.
- Khứu giác
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp