Phải chờ đến lúc con gái ra mắt nhà người yêu, cắt trái dưa hấu cũng không xong, nấu nồi canh cũng không ngon, thì mới thôi oán tránh người mẹ khắt khe, khó khăn với mình từ nhỏ. Phải tới lúc thấy mình quá hậu đậu, làm gì cũng không được lúc không có mẹ bên cạnh thì mới “ước gì bây giờ má lại cằn nhằn với con”. Có muộn không?
Cha, mẹ mà! Ai chẳng muốn con mình sinh ra phải là người hoàn hảo nhất trên đời. Nhưng chẳng may con chậm chạp, con hậu đậu thì cha mẹ cũng có bao giờ bỏ rơi hay ghét bỏ gì con đâu. Dẫu gì con cũng là cục vàng, cục ngọc của cha mẹ, không ai thay thế được cả. Vì yêu con, thương con nên phải khắt khe với con khi cần để con nên người, để người ta không chê bai, không cười nhạo con khi con bước chân vào đời, lúc ấy con phải tự một mình bước đi trên con đường của mình, dĩ nhiên sẽ vấp váp nhưng ba mẹ dạy dỗ con chỉ mong con ít vấp váp hơn và con đủ mạnh mẽ để đứng dậy sau những vấp ngã.
Cha mẹ cũng đau lòng lắm khi cố cứng rắn để răn dạy con, vì nếu quá mềm mỏng thì con lại dễ lờn, con không biết sợ và cũng không thực hiện những gì cha mẹ yêu cầu để tốt hơn cho con. Nếu cứ như vậy mãi con sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi bước vào đời sau này.
Đợi đến lúc đủ lớn để hiểu, trải nghiệm thực tế và thất bại, con mới thấu và thấm được những gì cha mẹ đã dạy. Tuy là muộn nhưng vẫn tốt hơn là không bao giờ con làm lại và không bao giờ con có cơ hội thay đổi. Đó là lúc con trưởng thành và cha mẹ chỉ việc dõi theo con, do đó các con ơi, nếu có điều gì các con muốn mà cha mẹ không đáp ứng được cho mình thì đừng than trách cha mẹ nhé! Rồi đến lúc các con sẽ hiểu tại sao cha mẹ không đồng ý đáp ứng với ước muốn đó. Tất cả chỉ vì muốn tốt cho các con mà thôi.
Mọi ứng xử của cha mẹ đều có lí do cả các con ạ! Nếu thấy quá bất công và muốn chồng đối lại thì các con hãy từ từ nhé: Suy nghĩ thật kĩ vì sao cha mẹ làm như vậy? Nếu không thể trả lời hãy ôn tồn hỏi cha mẹ lí do vì sao lại như thế. Nếu cha mẹ không thể hoặc không muốn trả lời thì con hãy đợi lúc nào thích hợp nhé!
Nếu yêu cầu hay cách dạy của cha mẹ có làm các con khó chịu nhưng không ảnh hưởng gì đến những điều khác thì hãy cố gắng thích nghi, rồi các con sẽ quen dần và khi lớn lên nhìn lại các con sẽ thầm cảm ơn cha mẹ đã dạy cho mình những điều đó! Chắc chắn là sự dạy dỗ của cha mẹ đều có ích với các con.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp