7 “Tuyệt chiêu” giúp sinh viên cân bằng thời gian

7 Tuyet Chieu Giup Sinh Vien Can Bang Thoi Gian.jpg

24 tiếng đồng hồ trong một ngày dường như là không đủ với sinh viên hiện nay. Nắm vững nghệ thuật quản lý thời gian là một thử thách thật sự cho tất cả mọi người, đặc biệt là sinh viên. Vấn đề đó càng nan giải hơn khi đặt trong tình huống phải cân bằng cả công việc và học tập thì bạn sẽ biết rằng những ngày căng thẳng là không thể tránh khỏi.

Học phí đại học tăng cao và chưa đủ khả năng tự chủ về kinh tế đã ngày càng làm tăng số lượng sinh viên mong muốn làm thêm công việc bán thời gian để tự nuôi bản thân. Trong khi đó, điều kiện được vừa làm vừa học trong cùng một thời điểm là một lợi thế tuyệt vời cho hầu hết các sinh viên, việc làm bán thời gian cũng giúp kiểm tra kỹ năng quản lý thời gian của bạn.

7 “Tuyệt chiêu” giúp sinh viên cân bằng thời gian

Dưới đây là 7 tuyệt chiêu giúp bạn quản lý thời gian hữu ích có thể giúp bạn tạo ra sự cân bằng giữa học tập và làm việc:
 

“Quy hoạch” thời gian dành cho các lựa chọn của bạn

Tìm kiếm các cơ hội tại trường sẽ cho phép bạn tìm được việc làm. Một số trường đại học và cao đẳng đã tạo cho sinh viên khả năng điều chỉnh lịch học của mình mà thường liên quan đến các lớp học ban đêm và cuối tuần. Tận dụng bất kỳ sự linh hoạt nào trong công việc của bạn. Cân nhắc những việc làm cho phép vắng mặt, hoặc làm việc ngoài văn phòng. Ngoài ra, hãy quan tâm đến những việc làm có thể  làm việc tại nhà.

Lịch trình chi tiết – Mọi việc rõ ràng

Hãy tìm những cách để lịch trình làm việc phù hợp với việc học ở trường. Chủ động sắp xếp công việc của bạn và lịch học bằng việc xem xét tất cả các chi tiết cần thiết bao gồm cả thời gian học tập, thời hạn làm việc, lịch thi, các cam kết cá nhân và  cả thời gian di chuyển (giữa trường và chỗ làm) nếu được. Nếu có thể, thiết kế lịch của bạn để phù hợp yêu cầu làm thêm giờ tại nơi làm việc và dành thời gian thay đổi phút chót trong lịch trình làm việc và học tập của mình.

Quan trọng – Khẩn cấp – Và những thứ còn lại

Thu hẹp các ưu tiên đòi hỏi kỹ thuật nếu bạn muốn làm một cách phù hợp. Cuốn sách “Bảy thói quen của người thành đạt” ,Stephen Covey đưa ra một phương án rất thú vị về cách để phân loại nhiệm vụ. Công việc hàng ngày được phân loại theo bốn phần: (P1) Quan trọng và khẩn cấp, (P2) Quan trọng nhưng không khẩn cấp, (P3) Không quan trọng nhưng khẩn cấp và (P4) Không quan trọng và không khẩn cấp. Biết được nhiệm vụ của mình thuộc về phần công việc nào có thể giúp bạn đặt ra kế hoạch điều chỉnh phù hợp dựa trên mức độ quan trọng và cấp bách.

Thông minh “lu mờ” cần cù

Hãy nhớ rằng, làm việc chăm chỉ khác xa so với làm việc thông minh. Làm việc chăm chỉ có nghĩa là bạn dành thêm thời gian và nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được yêu cầu. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc một cách thông minh hơn, bạn sẽ không cần phải dành nhiều thời gian hơn nhưng vẫn có thể hoàn thành công việc trong vòng một thời hạn nhất định. Điều quan trọng là tìm kiếm những cách thức mới để thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể vượt qua thời gian học tập của mình bằng việc áp dụng cùng một cách thức thì kết quả học tập của bạn sẽ không bị ảnh hưởng dù đang làm việc thêm.

Tránh đa tác

Hiếm khi lướt qua một danh sách các mẹo quản lý thời gian mà không bắt gặp những lời khuyên về “đa tác”. Sự thật thì, đa tác là  không hiệu quả đặc biệt đối với sinh viên làm việc. Clifford Nass từ Đại học Stanford đã nghiên cứu về đa tác và phát hiện ra rằng đa tác sau hết không thể bù lại được năng suất. “Những người đa tác trong tất cả thời gian không thể lọc ra được điều không thích hợp. Nghiên cứu của ông tiết lộ rằng những người này không thể quản lý bộ nhớ làm việc. Họ bị phân tâm trường niên “. Do vậy, bạn nên làm những gì? Thực hiện một sự phân biệt rõ ràng giữa học tập và làm việc thông qua kế hoạch chi tiết.

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Bạn nhận thấy sự căng thẳng chưa? Nếu bạn xem việc học và làm thêm như trò tung hứng đang đè bẹp bạn, thì đây là khoảng thời gian để nghỉ ngơi một chút và nói chuyện với những người khác. Trò chuyện cùng gia đình và bạn bè để khuyến khích tinh thần. Giáo viên và văn phòng tư vấn sinh viên cũng có thể hữu ích cho bạn trong giai đoạn “khủng hoảng học tập”. Nếu điểm và yêu cầu học tập của bạn bị thụt giảm vì công việc bán thời gian, hãy nói với giáo viên và giải thích tình hình của mình một cách lịch sự và bình tĩnh. Xin thêm thời gian và thời hạn cho các dự án nếu cần thiết.

Giữ gìn sức khỏe

Đối phó với sự căng thẳng một cách hợp lí và hãy nhận ra các dấu hiệu khi bạn bị kiệt sức. Bắt kịp với việc học và công việc không liên quan đến lý do bạn bỏ bữa hoặc rút ngắn giấc ngủ của mình. Hãy cố gắng giữ cho mình khỏe mạnh và cân đối để có thể hoàn thành tốt nhất việc học và làm thêm. Khi mọi thứ trở nên hơi quá sức, chỉ cần bước lùi lại và dành một chút thời gian để thư giãn và hồi phục.

Bạn không thể kiểm soát tuyệt đối mỗi phút trôi qua nhưng tùy thuộc vào cách tốt nhất bạn biết để sử dụng từng giây phút. Cam kết của bản thân có được giáo dục và được làm việc cùng một lúc sẽ gây ra những thách thức lớn trên con đường. Tuy nhiên, kỹ năng cân bằng thời gian phù hợp sẽ làm cho điều này dễ dàng hơn nhiều.
 

6 Cách giúp bạn thúc đẩy động lực làm việc
> Thiết lập mục tiêu cá nhân​
> 10 Chiêu thức quản lý thời gian giúp bạn tăng hiệu suất làm việc và sự tự tin để đạt được mục tiêu

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Tin Tổng hợp

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Tin Tổng hợp

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Tin Tổng hợp

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Những điều bạn cần biết về Stress

Tin Tổng hợp

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Tin Tổng hợp

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Tin Tổng hợp

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

Tin Tổng hợp

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Tin Tổng hợp

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger