5 Cách để nâng cao các kỹ năng xã hội cho trẻ tăng động giảm chú ý

1628807584 1 3.jpg
Bạn làm gì khi con bạn bị tăng động giảm chú ý (ADD/ADHD) gặp khó khăn trong việc kết bạn và duy trì tình bạn? Bằng cách tạo cơ hội cho con bạn học và thực hành các kỹ năng xã hội, bạn có thể giúp trẻ kết nối thành công với những đứa trẻ khác.
 
Kết bạn có thể là khó khăn với những trẻ em rối loạn chú ý (ADD) hoặc tăng động giảm chú ý (ADHD). Rất nhiều các kỹ năng để trở thành người bạn tốt – như là một người biết lắng nghe, chia sẻ với người khác, và biết chờ đến lượt của mình – thường là những thách thức lớn nhất đối với một đứa trẻ ADD/ADHD.

Thuốc có thể giúp giảm nhiều triệu chứng được xem là cách bắt đầu và giữ tình bạn cho một đứa trẻ ADD/ADHD. Tuy nhiên, cách tốt nhất để trẻ trở thành người bạn tốt chính là nhận ra và học được từ những trẻ khác. Dưới đây là một số mẹo để giúp cho con của bạn bị ADD/ADHD hướng đến thế giới xã hội:
5 Cách để nâng cao các kỹ năng xã hội cho trẻ tăng động giảm chú ý
Đừng sợ những giờ vui chơi (Playdate). 
Nhiều bậc cha mẹ của trẻ ADD/ADHD sợ đưa con đến sân vui chơi vì sợ rằngchúng sẽ hoạt động nhiều. Song ông Adam Winsler, giáo sư, tiến sĩ tâm lý học phát triển tại Đại học George Mason ở Fairfax, cho rằng thực hành là cách duy nhất mà trẻ ADD/ADHD – hoặc bất kỳ đứa trẻ nào – sẽ tìm hiểu và học cách làm thế nào để tương tác với những đứa trẻ khác. Sau các yêu cầu của những giáo viên, trẻ đã biết sắp xếp thời gian vui chơi ở trường.

Số lượng bạn chơi nên nhiều nhưng thời gian chơi nên ngắn. 
Nên mời nhiều bạn của con mình tham buổi vui chơi này thay vì bạn mời 2 đứa trẻ đến chơi với con bạn. “Nếu bạn mời hai đứa trẻ, con bạn có thể là một trong những đứa trẻ bị gạt ra ngoài”, ông Sandra Sexson, MD, bác sĩ tâm thần trẻ em phân tích với Tập đoàn Y tế MCG tại Augusta, Ga. Để tăng cơ hội của một buổi vui chơi thành công, nên giữ thời gian chơi ngắn. Nếu thời gian kéo dài sẽ gây ra những điều không tốt cho mọi người.

Chú ý nhưng đừng quản lý tỉ mỉ hoạt động vui chơi của trẻ
Quan sát con của bạn và những trẻ khác từ bên lề. Nếu bạn thấy con mình chơi – bằng cách đẩy những đứa trẻ khác hoặc giật đồ chơi, bạn có thể đưa trẻ sang một phòng khác nơi màbạn có thể giải thích cho con bạn mà không làm xao lãng những gì con bạn đã sai và những hành vi thay thế được chấp nhận.

Tìm những hoạt động mà con bạn có thể tham gia.
Bạn hãy đánh giá về những hoạt động nhóm cho trẻ ADD/ADHD. Ví dụ, “cho con bạn đọc sách tại thư viện” dường như đây là một ý tưởng tốt, nhưng đưa trẻ bồn chồn và khó khăn trong việc lắng nghe và điều này có thể gây gián đoạn cho các bạn khác. Trẻ em bị ADD/ADHD cũng cần rất nhiều nỗ lực với các đội thể thao vì chúng khó có thể thực hiện theo các quy tắc. Thay vào đó, nên đăng ký cho con của bạn vào các hoạt động như karate hay bơi lội, nơi mà trẻ có thể đáp ứng nhu cầu di chuyển xung quanh trong khi vẫn chơi với những đứa trẻ khác. Khi trẻ em có sở thích tương tự, chúng sẽ bắt đầu với tình bạn.

Hãy trở thành giáo viên thân thiện của con bạn. 
Đối với nhiều trẻ ADD/ADHD, nhận biết cảm xúc của người khác hoặc chờ đến lượt của mình trong giao tiếp là những kỹ năng xã hội cần phải được dạy. Yêu cầu con bạn chỉ ra những trẻ đang chờ đến lượt, đến đó nói chuyện nhẹ nhàng; hoặc đặt câu hỏi quan tâm chẳng hạn như “Bạn có sao không?” sau khi mộttrẻ bị trượt chân hoặc bị bụi vào mắt. Khi ở nhà, củng cố bài tập này bằng cách thiết lập một hệ thống khen thưởng dựa trên lĩnh vực mà con của bạn đang phải vật lộn với, chẳng hạn như làm gián đoạn người khác khi họ đang nói. Mỗi khi ai đó đang nói mà không bị gián đoạn từ con của bạn, hãy đưa ra cho một phần thưởng thích hợp cho trẻ.

Kết luận: Cho trẻ ADD/ADHD cơ hội để thực hành kỹ năng xã hội, và tạo ra một môi trường nơi trẻ có nhiều khả năng thành công trong khi tương tác với bạn bè, người khác, sẽ giúp chúng kết nối tốt hơn với người khác và biết cách xây dựng tình bạn thân thiết và lâu dài.

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Tin Tổng hợp

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Tin Tổng hợp

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Tin Tổng hợp

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Những điều bạn cần biết về Stress

Tin Tổng hợp

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Tin Tổng hợp

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Tin Tổng hợp

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

Tin Tổng hợp

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Tin Tổng hợp

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *