28 Quy tắc dạy con đáng suy ngẫm của người Nhật

28 Qt.jpg
Người Nhật làm việc hay học tập đều chăm chỉ. Họ có khả năng quyết đoán cao và rất gắn bó với gia đình theo một khuôn phép nhất định. Điều này đến từ sự thành công trong cách nuôi dạy con trẻ từ tấm bé của người Nhật.

Sau đây là 28 quy tắc giáo dục con cái của người Nhật:

1. Trẻ em không cần phải quá thông minh. Thông minh, học giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt.
2. Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn.
3. Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng.
4. Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày.
5. Trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói. Không cần ép con ăn, lo con đói.
6. Bữa ăn phải được diễn ra trên ghế ăn. Không ngồi thì không ăn.
7. Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu. Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con.
Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa gạo, mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.
8. Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.
9. Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ.
10. Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.
11. Bổ sung canxi cho trẻ nếu, không thiếu thì không cần. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.
12. Cho trẻ mặc quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra.
13. Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ.
14. Con có quyền quyết định những việc liên quan đến con.
15. Khi con được 4,5 tuổi, hãy dạy con cách tiêu tiền và cho con tiền tiêu vặt hàng tuần.
16. Ai cũng có thể bị bệnh, bị ốm. Do vậy khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhẹ, đừng hoảng sợ. Không cần quá hoang mang.
17. Nếu việc con làm không ảnh hưởng đến sự an toàn của con, đến lợi ích của người khác, thì không được quá can thiệp vào hành vi của con.
18. Để trẻ chơi thoái mái, không giục giã.
19. Không phải cứ cái gì nguy hiểm cũng cấm con không được tiếp cận. Nên cho con biết nguy hiểm là như thế nào, xảy ra ở đâu, làm thế nào để tránh. Cho con tiếp cận với nguy hiểm trong phạm vi kiểm soát.
20. Cần để con có cơ hội tự trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Không nên nói trước kết quả với con. Hãy để bé tự khám phá, biết hậu quả, biết cách thành công, biết cả thất bại.
21. Dạy trẻ học cách chờ đợi.
22. Dạy trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình.
23. Dạy trẻ cách cho đi và nhận lại là quá trình hai chiều. Người nhận cũng phải biết ơn.
24. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm. Nếu không thực sự hiểu, không biết làm thế nào thì đừng làm và đừng ép con.
25. Phải đảm bảo mỗi ngày đều có thời gian dành cho con, chơi với con.
26. Luôn có cách khiến con cười ít nhất vài lần một ngày để duy trì tâm trạng tốt.
27. Dạy trẻ cách đối mặt với thất bại. Con có thể không hài lòng, có thể bỏ cuộc, có thể cố gắng làm tiếp một lần nữa. Nhưng dứt khoát không khóc, không được suy sụp.
28. Không bao giờ được đánh, tấn công bạn trước. Trong nhà trẻ, có thể thu hút sự chú ý của cô giáo và các bạn khác bằng cách hét lên.
 
 
Lời khuyên của Bác sĩ Sawaguchi Toshiyuki (Giám đốc trung tâm nghiên cứu não của con người ở Nhật Bản) dành cho cha mẹ:
– Nuôi con bằng sữa mẹ: trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm nguy cơ bị chứng tự kỷ. Không cần nói nhiều nữa chắc hầu như mọi người đều biết những ưu việt của sữa mẹ rồi.
– Hãy bắt chước mẹ con Kangaroo, bế trẻ ở đằng trước. Có rất nhiều lợi ích từ việc này như giúp trẻ và mẹ trò chuyện dễ hơn, dễ nhìn vào mắt nhau hơn, bé cảm nhận được tình cảm của mẹ nhiều hơn…
– Hãy để trẻ bắt chước những việc mẹ làm, những lời mẹ nói: hãy dùng từ lặp lại nhiều lần khi nói chuyện với trẻ, hãy nói những từ hay câu ngắn để trẻ dễ bắt chước.
– Hãy cho trẻ chơi cùng bạn bè khi được tầm 2 tuổi để giúp trẻ nuôi dưỡng tính xã hội, học cách điều khiển cảm xúc của bản thân và cách tồn tại trong tập thể.
– Hãy tạo thói quen sinh hoạt có quy tắc cho trẻ khi trẻ khoảng 1 tuổi rưỡi trở đi như ngủ sớm, dậy sớm, ăn đúng giấc…

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Tin Tổng hợp

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Tin Tổng hợp

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Tin Tổng hợp

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Những điều bạn cần biết về Stress

Tin Tổng hợp

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Tin Tổng hợp

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Tin Tổng hợp

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

Tin Tổng hợp

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Tin Tổng hợp

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger